SỰ TÍCH CÂY QUẤT - TRUYỆN CỔ TÍCH
SỰ TÍCH CÂY QUẤT
Truyện kể rằng, ngày xưa, có ba người bạn lớn lên cùng nhau từ
nhỏ, chơi rất thân thiết. Thư thích đọc sách ngâm thơ, Mộc ham trồng cây, hái cỏ,
Quân mê xem đánh võ, múa đao. Quân vừa bị câm lại bị điếc, thế nên muốn giao tiếp
với mọi người cậu phải ra hiệu bằng tay chân. Vì thế nên tay chân của Quân
nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng, như nói được thành lời. Xem người múa đao, đánh
võ, Quân về nhà cũng tập đánh võ, múa đao. Cậu ham đến mức, nhà có con dao nào
cậu cũng mang ra tập võ. Không có con nào là không sứt mẻ. Thương con đã khuyết
tật, lại thấy con có niềm đam mê võ kiếm, nhưng nhà không đủ điều kiện đi học,
lại sợ con bị thương nên cha mẹ Quân đành giấu hết dao trong nhà đi, chỉ đưa
cho cậu một cành tre nhỏ làm vũ khí tập võ.
Ngày ngày, cha mẹ Quân đi lên rừng đẵn củi. Quân cầm roi,
đánh trâu lên, kéo củi về nhà. Không có dao, Quân cầm roi múa, đánh suốt ngày
không biết chán. Quân tuy câm điếc nhưng luôn vui vẻ thoải mái, Quân lớn nhanh
như thổi, người to cao vạm vỡ trội hơn Thư và Mộc rất nhiều. Càng ngày Quân
càng ham tập võ múa đao, một cây roi không vừa tay, Quân chập hai, ba, bốn rồi
năm cây mây lại để tập luyện. Ngọn roi của Quân càng ngày càng chắc, càng ngày
càng điêu luyện, mỗi lần múa lại vù vù như bão nổi.
Có lần theo cha mẹ vào rừng đốn củi, gặp một con trăn rất to,
trăn nhe năng thè lưỡi, Quân vung roi vụt một cái, trăn dữ đứt đôi. Lần khác gặp
một con hổ ác, Quân quật một cái hổ ác toác đầu. Người vùng thấy tài quất roi của
ông thì cảm phục lắm, gọi ông là ông Quất Giỏi. Năm ấy, nước nhà đang yên thì
có tin giặc dữ kéo đến. Quân giặc đông, kéo đến như kiến cỏ, chúng cứ sôi sùng
muốn xâm chiếm nước ta, chúng đi đến đâu cây cỏ chết đến đó, chúng gặp hổ giết
hổ, gặp chim giết chim, làng mạc hoang tàn. Dẫn đầu lũ giặc là tên tướng rất to
khỏe. Tên tướng có phép tinh, dao chặt vào người, đứt chỗ nào là da thịt lại liền
ngay chỗ ấy, chỉ khi nào chặt được đầu hắn thì hắn mới chết. Nhà vua đứng ngồi
không yên, ông cho quan quân đi khắp nơi tìm người tài giỏi để giết giặc.
Nghe tin có giặc dữ, Quất Giỏi xin phép cha mẹ lên đường về
kinh, xin vua được xung trận đánh giặc. Chia tay hai người bạn thân, Thư cho Quất
Giỏi cây bút đẹp nhất, Mộc cho Quất Giỏi bị gạo ngon nhất. Thấy Quất Giỏi đến,
vua liền hỏi:
– Liệu ngươi có đủ sức để giết chết tên tướng giặc kia không?
Tưởng vua hỏi cầm gì ở tay, Quất Giỏi liền giơ lên cây bút
Thư đã cho ra, chẳng may cây bút trên đường đi Quất Giỏi không cẩn thận đã đánh
rơi mất cái đầu. Quan ngỏ ý liền tâu:
– Anh ta quyết sẽ chặt bay đầu giặc ạ.
Vua lại hỏi:
– Liệu đánh bao lâu thì trừ được giặc kia?
Quất giỏi không nghe rõ, ông tưởng vua hỏi mang gì ở vai, Quất
Giỏi liền mở bị ra. Quan liền tâu:
– Thưa nhà vua, anh ta hứa, ăn hết chừng ấy gạo thì giặc
không còn!
Vua thấy chí khí của Quất giỏi thì gật gù hỏi thêm:
– Dẹp xong giặc, ngươi muốn ta thưởng gì cho xứng đáng?
Tưởng vua hỏi kiếm đâu, Quất Giỏi liền giơ ngang cây roi mây
to lớn đang cầm ở tay. Ngọn cây roi chỉ vào một cây chanh đầy quả. Quan liền
tâu:
– Tâu bệ hạ, chắc anh ta biết bệ hạ có cây chanh quả bằng
vàng nên có ý xin chăng?
Vua gật đầu:
– Được! Ta sẽ không tiếc gì với ngươi cả.
Trước khi xung trận, Quất Giỏi ngẫm nghĩ:
“Với cấy roi mây
này của ta, khó mà giết được tên tướng giặc hung hãn kia”.
Ông bèn ra hiệu xin
vớ inhà vua đúc ngay cho ông một cây roi sắt ba cạnh, nhỏ như cây mây, nhưng
dài bằng cây tre. Quất Giỏi cầm roi sắt, cưỡi voi ra trận. Tên tướng giặc cũng
vừa cưỡi voi, kéo quân đến sát kinh thành. Vừa thấy Quất Giỏi, tên tướng giặc
đã cười nhạt:
– Cả một nước các ngươi sao lại cử ra một tên nhãi ranh thế
này? Người định cầm roi đến phủi bụi áo giáp ta sao?
Tướng giặc chưa kịp dứt lời, Quất Giỏi đã vung roi lên quất mạnh
một cái vào hông tên giặc, nghe chan chát. Tên giặc bị rách một mảng thịt lớn,
nhưng kì lạ thay, chớp mắt một cái, da thịt hắn đã lành kín lại ngay. Bị đánh bất
ngờ, tên tướng giặc cay cú lắm, hắn gầm lên vung cao cây đại lao sáng loáng
chém xuống đầu Quất Giỏi, Quất Giỏi nhanh thoăn thoát tránh được đao lớn, ông cắn
răng, lấy hết sức vụt roi thứ hai. Cây cối quanh đấy như bị bão lốc, rạp cả xuống
như lạy quỳ. Tên tướng giặc cúi đầu tránh được đường roi, nhưng vừa ngẩng lên
thì đã bị ngay một đường roi thứ ba nhanh hơn chớp tiện ngang cổ tên giặc. Đầu
hắn rơi cạnh chân voi, lăn đi lông lốc. Binh lính mấ tướng như rắn mất đầu, thi
nhau bỏ chạy. Quân ta đại thắng trở về.
Nhà vua thấy Quất Giỏi hào sảng trở về thì vui mừng hết sức,
vội cho người làm tiệc lướn đón ông. Vua vừa hỏi:
– Tướng giặc đã chết thật rồi ư?
Kì lạ thay, Quất Giỏi bỗng nghe được nói được. Bèn cung kính
thưa:
– Thưa bệ hạ, tướng giặc có phép liền được da thịt, tuy nhiên
đầu hắn không thể liền được, thần đã quất roi lấy đầu hắn rồi ạ.
Vua thực hiện lời hứa của mình, liền thưởng cho Quất Giỏi cây
chanh quý lóng lánh quả bằng vàng và bảo:
– Đây là cây chanh bằng vàng quý, nhà ngươi muốn lấy vàng thì
hái quả xuống, muốn xua rét gọi nắng thì bẻ cành trồng xuống đất sâu!
Quất Giỏi cảm tạ vua, vui vẻ mang cây quý về làng. Nào ngờ,
ông vừa về đến làng thì thấy nhà của xơ xác, thời tiết rét mướt làm cho trâu bò
cũng không chịu đựng được, cha mẹ Quất Giỏi ra đón ông mà lạnh run người. Mùa
màng tiêu điều, cây cối sắp chết rũ đến nơi. Thư vì ốm mà mặt mày hốc hác, nằm
liệt một chỗ. Mộc ngồi bên bờ ruộng, nhìn thẫn thờ vào vườn cây héo tàn. Nhớ đến
lời vua. Quất Giỏi liền bẻ từng cành cây chanh vàng cắm sâu xuống đất. Cái rét
bỗng tan đi, mây mù biến mất. Sáng ra lại thấy mặt trời trở về rực rỡ, vui
tươi. Người người khỏe lại. Cây cỏ đâm chồi, chim chóc líu lo. Bà con khắp nơi
mừng rỡ vui sướng.
Ba người bạn lại đoàn tụ, càng ngày càng thân nhau hơn, Thư học
giỏi, khoa thi Thư đỗ trạng nguyên, vang danh bảng vàng. Còn Mộc chăm trồng
cây, lai giống, đã tạo ra được giống lúa hạt to, mẩy, nấu cơm thì vừa dẻo vừa
ngon. Quất Giỏi thì nghe đâu có thú dữ là xách roi đi giết, bảo vệ yên bình cho
bà con chòm xóm làm ăn. Còn về cây quý của vua ban, cứ mỗi độ Đông về, cây lại
đơm quả vàng thì nắng lên báo Xuân sang. Người ta lấy tên Quất Giỏi đặt cho
cây. Cây Quất có bắt đầu từ đấy.
No comments
Post a Comment