TRUYỆN CÁC VỊ THẦN - 12 CHIẾN CÔNG CỦA HERCULER CHƯƠNG 01
12 CHIẾN CÔNG CỦA HERCULER
CHƯƠNG 01: ĐỨA CON CỦA MỘT GIẤC MƠ
Thủa ấy,
thần Jupiter sống ở đỉnh Olympe thống trị toàn vũ trụ. Từ trên ngai vàng cao ngất,
ngài thường nghiêng mình nhìn xuống thế gian và hay xuống thăm họ. Thường thì
ngài mang lại cho họ những điều tốt lành song thi thoảng cũng gây những nỗi thống
khổ cho con người. Ngài luôn tham dự vào các mâu thuẫn, chiến tranh và tình yêu
của con người.
Vì
Jupiter buồn chán ư? Hay là ngài ghen tỵ với con người và với sự không toàn vẹn
của họ?
Chẳng
ai có thể trả lời được câu hỏi đó, nhưng tất cả đều biết rằng cơn thịnh nộ của
Jupiter thật đáng sợ. Vị thần cao nhất trong số các vị thần, chúa tể của toàn
vũ trụ, sở hữu biết bao quyền lực. Ngài thi hành chúng với biết bao tính toán
khôn ngoan và vẻ thông minh của một vị thần có thể có được. Và ngài không chấp
nhận có ai đó chống lại ngài. Một ngày kia, truyền thuyết thuật lại rằng: hình
như Jupiter muốn đi tìm hiểu thêm về cuộc sống của con người và đúng là muốn
hòa nhập với họ một thời gian…
Ở hạ giới, vị tướng Amphitryon kiêu hãnh vì đã
có tất cả cho một cuộc sống hạnh phúc: trong thành phố Thèbes tươi đẹp mà vua trị
vì là Créon, Amphitryon đã cưới người đẹp Alcmène, con gái của vua Mycènes láng
giềng.
Vị tướng
đang chuẩn bị dẫn quân ra trận để chứng tỏ giá trị của mình. Ngài vui vẻ từ biệt
Alcmène và hẹn sớm chiến thắng trở về. Nguyện vọng của ngài là khi ca khúc khải
hoàn vang lên sẽ là lúc ngài có một đứa con trai nối nghiệp mình, dẫn đầu đoàn
quân Thèbes.
Vậy là Amphitryon cùng các chiến binh của mình
ra trận. Còn Alcmène lúc về lâu đài, sống khép mình trong hy vọng một ngày tới
chồng nàng sẽ trở về. Nàng cũng mong muốn mau chóng sinh cho Amphitryon một đứa
con cũng tài năng như cha nó vậy.
Nhiều tuần lễ trôi qua, Amphitryon vẫn mải mê
chiến trận. Alcmène vẫn đợi chờ. Một mình trong lâu đài rộng mênh mông, đôi khi
nàng lo sợ Amphitryon không trở về nữa, sợ chồng nàng sẽ tử trận, mặc dù
Amphitryon thừa dũng cảm và đội quân dưới quyền chỉ huy của ngài rất có kỷ luật
và giỏi giang.
Nàng
cứ suy nghĩ và buồn rầu lo lắng: “Nếu các vị thần không giúp sức thì dân thành
Thèbes sẽ ra sao? Nếu họ đã quyết định là Amphitryon phải chết?” Thỉnh thoảng
trong những giấc mơ, Alcmène mơ thấy chồng mình nằm chết trong một bể máu, thân
thể dập nát do hàng ngàn vết thương. Thời gian càng trôi, Alcmène càng lo sợ mỗi
khi phải lên giường đi ngủ, nhất là lại trong căn phòng của hai vợ chồng. Trong
khi đó, màn đêm vẫn buông mái tóc huyền diệu xuống thành phố Thèbes xinh đẹp.
Một đêm, hạnh phúc đến với Alcmène khi nàng
không có ý chờ đợi. Amphitryon hiện ra trong căn phòng vẫn mặc nguyên bộ chiến
phục, vũ khí vẫn cầm trên tay, gương mặt bám đầy bụi nhưng rạng rỡ. Nét mặt vẫn
bình yên như không hề có chút mệt mỏi nào đọng lại sau nhiều tháng ngày chiến
trận. Ngài lặng lẽ không nói một lời.
Lúc đó ngoài trời ánh trăng chiếu sáng lấp
lánh đôi mắt dịu dàng của Alcmène, tưởng như trong giấc mơ. Amphitryon cởi bỏ
quân phục và đến bên người vợ yêu.
Đêm tối
thật dịu dàng đến nỗi Alcmène phải ngạc nhiên. Khi nàng thức giấc, Alcmène
không hề thấy Amphitryon đâu cả, cũng không có dấu vết gì chứng tỏ chàng đã ở
đây đêm qua.
Phải chăng ngài đã lấy lại vũ khí và mặc chiến
phục để lên đường từ sáng sớm? Có lẽ nào ngài chỉ có thể ở bên vợ vài giờ rồi lại
ra chiến trận? Những ý nghĩ này thật phi lý! Một vị đại tướng không bao giờ rời
bỏ chiến trận và binh lính của mình trong khi chiến đấu.
Alcmène
biết điều đó, nhưng nàng không thể giải thích được câu chuyện xảy ra đêm qua.
Càng suy nghĩ, nàng lại càng cảm thấy sự thật
quá phũ phàng. Nàng đã mơ thấy Am-phitryon trở về… Nàng đã mơ tưởng để xua đi
những ác mộng, song Amphitryon vẫn bặt vô âm tín. Hay là chàng chết rồi,
Alcmène đã nghĩ như vậy. Giấc mơ ấy có thể là điềm báo của các thần linh hoặc
cũng có thể là một thông điệp của chính vị chúa tể Jupiter.
Dần dần,
nỗi đau đớn hình thành rõ rệt trong nàng, Alcmène rời khỏi giường và bắt đầu
khóc.
Ngọn
gió sớm mai dịu dàng qua cửa sổ len vào căn phòng. Rồi bên ngoài vang dậy tiếng
tung hô. Tiếng binh khí va chạm, tiếng bước chân nặng nề của vó ngựa vang lại từ
rất gần.
Alcmène tin rằng mình sẽ điên lên mất. Đúng là
các vị thần đang làm khổ nàng.
– Alcmène! Alcmène!
Giọng
nói thân quen ấy. Không! Vẫn là cơn ác mộng. Đây không thể nào là sự thật!
– Alcmène!
Đây
hoàn toàn không phải là ác mộng, không phải là giấc mơ, mà là giọng nói hân
hoan của Amphitryon, chồng nàng, người chiến binh cao quý. Ngài bất chợt trở về
ngay bên cạnh nàng, vẻ mệt mỏi và quần áo bám đầy bụi đường, chẳng giống hình ảnh
trong giấc mơ của nàng đêm trước.
– ôi Amphitryon!…
Em hạnh
phúc biết mấy! Họ ôm hôn nhau trong tiếng tung hô vang dội của cư dân thành
Thèbes đang nổi lên ngoài phố, đang chào đón chiến thắng của vị đại tướng và
đoàn quân của ngài.
Đêm sau nữa vẫn là hiện thực. Amphitryon ngủ cạnh
Alcmène và không rời khỏi nàng cho tới tận sáng hôm sau.
Hạnh phúc ngập tràn trong lâu đài của
Am-phitryon nhiều tháng sau đó. Rồi tới một ngày, Alcmène cho ra đời một đứa
con trai mà nàng hằng ao ước.
Cậu
bé xinh đẹp khỏe mạnh ấy được đặt tên là Hercule. Nhưng vài phút sau, Alcmène lại
sinh thêm đứa con thứ hai, trông yếu đuối mong manh hơn, được đặt tên là
Iphiclès. Amphitryon hết sức mãn nguyện: có những hai cậu con trai! Tiếng tăm
thành Thèbes rồi sẽ còn rạng danh nữa trên toàn cõi Hy Lạp.
Nhưng than ôi! Sự vui mừng này không thoát khỏi
tầm mắt của các vị thần. Junon là vợ của Jupiter biết rằng Hercule không phải
là con của Amphitryon mà chính là con trai Jupiter, người đã quyến rũ nàng
Alcmène vào đêm trước ngày mà vị tướng thành Thèbes trở về. Vì thế Junon quyết
định sẽ tỏ rõ quyền lực của mình với tướng Amphitryon và người vợ yếu đuối của
chàng.
Đúng là Alcmène không hề mộng mị: Jupiter đã
hóa thân thành Amphitryon và đi vào phòng Alcmène để quyến rũ nàng. Junon quyết
định trả thù: bà sẽ giết Hercule và thành Thèbes sẽ không còn ngự trị ở Hy Lạp
nữa.
Junon
chiếm giữ nhiều quyền lực. Bà sẵn sàng làm bất cứ việc gì để nguôi cơn giận và
ghen tuông của mình. Nếu Jupiter có những cuộc tình cháy bỏng khác, Junon không
hề do dự khi mang đến cho gia đình những phụ nữ kia nỗi đau đớn khôn cùng.
Ít
ngày sau khi cặp song sinh chào đời, Junon quyết định trả thù khi mọi người
trong lâu đài Amphitryon đang chìm trong giấc ngủ. Hai con rắn được Junon sai
khiến, nhẹ nhàng trườn vào phòng hai cậu bé, tiến sát lại chiếc nôi. Hercule và
Iphiclès vẫn say sưa ngủ, không hề hay biết thảm họa đang đến gần.
Hai con rắn trườn vào trong nôi và thực hiện lời
nguyền ác độc. Chúng bắt đầu quấn quanh người Iphiclès và siết chặt lại.
Iphiclès kêu thét lên, tiếng kêu đã đánh thức
anh của cậu dậy. Hercule, ngay tức thì, với sức mạnh phi thường của mình đã cứu
người em khỏi vòng siết của hai con rắn đáng sợ. Trong khi Iphiclès vừa khóc vừa
lăn lộn thì Hercule đã bóp chết hai con rắn.
Ngạc
nhiên vì tiếng kêu của Iphiclès, Am-phitryon và Alcmène vội vã tới phòng hai
con trai.
Cảnh
tượng trước mắt khiến họ kinh ngạc, không thốt lên được một lời. Ở một đầu nôi,
Iphiclès vẫn kêu khóc thảm thiết vì sợ hãi. Còn đầu kia, Hercule đang ngồi,
trong tay là hai con rắn mềm nhũn, bất động. Cậu đang cười ha hả.
Cả
Amphitryon và Alcmène chợt hiểu rằng thần thánh đã ban cho Hercule một sức mạnh
phi thường. Và họ biết, Hercule sẽ có một tương lai rạng rỡ và chắc chắn, cậu sẽ
có được nhiều khả năng siêu việt.
Amphitryon
bồng Hercule lên tay, lòng tràn ngập niềm vui và kiêu hãnh. Người con trai cả của
ngài sẽ trở thành một chiến binh vĩ đại, sẽ làm thành Thèbes rạng danh vào bậc
nhất, sẽ khiến cho vua Créon cha ngài hết sức mãn nguyện. Amphitryon hy vọng được
thấy con mình tranh tài với các vị thần.
Vừa dỗ
dành cậu bé Iphiclès yếu đuối đang khóc ti tỉ, Alcmène vừa nghĩ tới giấc mơ đêm
trước khi Amphitryon trở về. Nàng chắc rằng Hercule là con của một vị thần. Có thể
Hercule sẽ có một tương lai khác thường, nhưng Alcmène hiểu rằng điều ấy rồi sẽ
phải trả bằng một giá đắt. Liệu các vị thần sẽ giáng bao nhiêu tai họa xuống
dân thành Thèbes? Phải chăng họ đã chọn thành Thèbes để gây mối bất hòa với cậu
bé này?
Có ẩn ý gì của thần linh phía sau sự chào đời
của Hercule?
Alcmène
nhìn Amphitryon và thầm nghĩ:
No comments
Post a Comment