TRẠNG LỢN - CHƯƠNG 20: CẦM ĐẦU SỨ BỘ SANG TÀU
TRẠNG LỢN
CHƯƠNG 20: CẦM ĐẦU SỨ BỘ SANG TÀU
Năm
ấy, vua cử Trạng làm chánh sứ sang Tàu triều cống để tạ ơn vua Tàu đã phong
vương cho mình. Trạng nghĩ bụng: “Nước Tàu là nhà nước văn hiến, mà mình thì chữ
nghĩa không hay. Tốt nhất là nên xin vua cho cả Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Cờ
cùng đi cho có vây cánh. Vua chuẩn y, cắt ba Trạng cùng đi theo.
Tới
ải Nam Quan, quân canh không chịu mở cửa, một lát đem ra một cái biển có viết
chữ “thập”, sau đó lấy tay chỉ đông chỉ tây làm Trạng bực mình quay lại bảo
viên phó sứ :
–
Nó muốn dọc ngang thì khoanh cho nó một cái vòng tròn cho nó hết dọc hết ngang.
Nói
xong, sai người khoanh một vòng lớn vào biển mà giơ ra. Quan cỏi ải giật mình nghĩ bụng: Ta viết chữ
thập là muốn nói “tung hoành vũ trụ”, thế
mà sứ An Nam biết đối lại là “bao quát càn khôn”. Giỏi thật !” Viên quan đành
chịu thua ra lệnh cho người mở cổng thành để sứ bộ nước ta vào.
Qua
cửa ải rồi, sang đến đất người ta. Trạng thấy phong cảnh xa lạ, nhìn liền thích
thú. Đến một quãng đồng bát ngát, trông thấy một người con gái đang vạch quần
đái, Trạng chỉ tay cười đùa nói với phó sứ rằng:
–
Kìa quan lớn xem: “Nong tay gí bẹn đỏ hăm hăm”.
Nói
xong, cùng cười ầm cả lên. Lệ đi sứ, hễ ông chánh nói câu gì, thời ông phó phải
ghi lại câu đó. Trạng nói nôm, ông phó theo tiếng mà ghi, bằng chữ Hán chệch ra
là: “Đông Tây Chí Biện đổ Hân hân” nghĩa là : Người miền Đông, người miền Tây
đi đến Biện Thấy (quang cảnh) rất vui vẻ ( Đất Biện tức Biện Kinh, kinh đô
Trung Quốc thời nhà Tống)
Khi
đến Biện Kinh, quan sở tại nghe thấy sứ đến, ra nghênh tiếp, đón vào sứ quán ,
cố ý muốn lấy chữ nghĩa ra thử sứ, liền ra một câu đối rằng; “ Nam Bắc lai triều
dạ tể tể” nghĩa là: Người phương Nam, người phương Bắc đến triều rất rầm rộ.
Vừa
đọc khỏi miệng, Trạng ngoảnh lại bảo ông phó sứ rằng:
“Kìa, cái câu hôm nọ đâu,
ngài đem ra đối đi.”
Ông phó cứ như thế mà đọc ra, quả nhiên là một câu đối chỉnh
tề. Quan Tàu thấy thế, phục sứ An Nam thần thông, có tài biết trước, trong bụng
lấy làm kính phục, khoản đãi rất là hậu hĩnh.
Sang
tới Yên Kinh, vào chầu yết vua Tàu. Vua tàu muốn thử sứ, ngầm sai một người
trang hoàng một chỗ cung quan rất lịch sự, đề hai chữ “kính thiên” treo giữa
gian, bày một sập thất bảo rất cao, xung quanh bày nghi vệ sang trọng lắm, như
là một chỗ giường ngự của thiên tử, để xem Trạng có dám ngồi hay không.
Khi
sắp đãi yên, họ đưa Trạng và phó sứ đi xem khắp tất cả rồi mới đưa đến đấy. Trạng
tưởng chỗ đó là để khoản đãi cho mình, liền leo phắt lên ngồi. Ông phó sứ ngửa
lên thấy hai chữ “kính thiên” ở phía trên, liền chỉ tay lên bảo với Trạng.
Trạng
mới ngẩng lên rồi lại thủng thỉnh bảo phó sứ rằng:
-
Đó chẳng phải là chỗ đợi chúng ta ngồi là gì? Ngài cứ lên đây!
Ông
phó sứ chưa hiểu thế nào, cũng cứ lên ngồi, nhưng tâm trạng vẫn rất là lo lắng,
còn Trạng thì cứ nói cười ung dung. Có một quan Tàu đi tới, chỉ tay lên đấy, hạch
rằng:
- Cớ
sao sứ An Nam lại ngạo ngược vô lễ như vậy? Không trông lên trên kia xem chỗ
này là chỗ nào mà dám nhảy lên trên đó ngồi chễm chệ ở đó là làm sao?
Trạng
nới:
-
Dám thưa, đại thần lấy tội gì mà bảo hạ thần là kẻ ngạo mạn. Hạ quan nhân thấy
biển đề rõ ràng là ba chữ “kinh nhị nhân” (1) . Không phải là đang bảo với
chúng tôi là đem chỗ ngồi để hậu đãi sứ thần xa lạ, chứ không phải lỗi tiểu sứ.
Ngài mà dạy thế, chúng tôi quyết không chịu. Và nghe cổ nhân có nói: Đãi người
phương xa cốt lấy bụng thực. Tôi nghe thánh triều lấy thành tín đãi người ngoại
quốc. Thế mà người phương xa tới, lại đem cái bụng trí thuật làm oai. Tôi sợ
người ta nghe tiếng, dẫu có thực lòng ngưỡng mộ, cũng sinh bụng nghi mà không lại
nữa.
Quan
Tàu thấy Trạng nói chẻ hoe như là đã biết gan ruột rồi, vội vàng tạ lại rằng:
-
Thôi xin quý sứ xá lỗi, xá lỗi! Nghĩ là buổi chầu mới thử xem có phải là bậc
tài giỏi không mà thôi. Nhưng mà quý sứ quả đúng là bậc thánh hiền. Đã giỏi mà
còn biết trước được như thế, quả thật là hiếm có.
(1)
Chữ “Thiên” có nghĩa là trời. Vua Tàu vẫn tự xưng mình là thiên tử (con trời).
Cái dốt, cái giỏi của Trạng Lợn là đã nhận nhầm, hay cố tình biện bác chữ
“Thiên” thành “Nhị nhân” là hai người, hai ông chánh, phó sứ. Xem thêm cách giải
dịch ở trong chương “trời có hai người, đất một người”.
Lát
sau thấy có một người bưng hai mâm xôi, hai con lợn ra đặt ở giường chánh sứ và
ở giường phó sứ rồi truyền phục, bái lễ xong, ngồi lên ăn. Nguyên con lợn là một
cỗ toàn đồ ăn mà cỗ xôi là đồ nước, đều là lấy bội đắp giả làm hình, mà những đồ
ăn, mỹ vị thì ở bên trong, thứ nào thứ ấy đều sẵn sàng cả. Trạng tưởng là con lợn
với cỗ xôi thật, liền cầm con dao cắt ngay cái thủ lợn trước rồi rạch ra làm
đôi, lại pha ra làm tư, lật ra thấy bên trong thức ăn nào ra thức ăn ấy, lắm
mùi lạ lùng. Trạng lại lấy dao cắt nhỏ những bột đắp rồi mới ăn. Còn cỗ xôi, Trạng
lại xắn làm tư mới biết bên trong toàn là bánh. Trạng mới tỉnh ra mà lùi lại để
dùng về sau.
Các
quan Tàu khen sứ An Nam ăn uống như thế mới thật là phải phép. Rõ ràng là “Thái
cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng!”
Ông
phó sứ vốn là người có tiếng ăn khỏe. Tiệc yến hôm ấy có đông mặt các quan Tàu.
Ngài lại khoe sức ra oai, ăn như mưa bão, ăn một lát thì hết hai mâm cỗ, không
còn thừa một cái gì.
Các
quan Tàu thấy thế lắc đầu lẽ lưỡi xì xồ bảo nhau rằng: “ Người ấy không biết
cái bụng làm bằng gì không biết?” nên gọi là “ Thực Trạng Nguyên” tức là “Trạng
nguyên ăn”.
Một
hôm, vua Tàu cho gọi các sứ ngoại quốc vào vườn Ngự chơi hoa, ban yến. Vua Tàu
đi trước, các sứ tùy giá theo sau. Đến chỗ ấy, dưới có cái hồ thả sen, trên trồng
các thứ hoa lạ, cảnh vật thanh tú, ở giữa có cái đình, bốn bề xây bát vạn thông
luân, giữa treo một bức ngự thư đề hai chữ “trùng nhị”. Vua Tàu hỏi các sứ có
hiểu ý nghĩa của nó không? Các sứ còn đang nghĩ chưa ra đáp án, thì Trạng tự
nhiên vô tình tâu rằng:
- Rộng
thánh hoàng muôn tuổi, đây thực là phong nguyệt vô biên.
Vua
Tàu thấy Trạng ứng đối nhanh nhẹn và hiểu được hai chữ ấy, khen mãi, phán rằng:
- Ừ,
Sứ An Nam quả thật thông minh có một , đáng tài Trạng. Ngạn ngữ nói: Nhất Cao
Ly, nhì Nam Việt. Bây giờ xem ra thời thế thay đổi Nam Việt là nhất.
Xét
vua Tàu viết hai chữ “trùng nhị”, vốn lấy nghĩa là : chữ “phong” và chữ “nguyệt”
không có bên ngoài thành ra chữ “phong nguyệt vô biên”. Trạng không biết ý sâu
xa như vậy, chỉ vì đang lúc thấy phong cảnh mát mẻ, nhớ đến chữ “phong nguyệt
vô biên” ở chùa lúc trước Trạng ghé thăm. Chẳng qua tâu lên để tán tụng mà
thôi, mà không biết ai dè lại trúng.
Năm
sau hạn hán to, nhân có sứ các nước cùng đến triều cống, Vua Tàu nhờ sứ các nước
lập đàn cầu mưa. Trạng bèn làm ra vẻ khiêm tốn nhường các sứ làm lễ cầu mưa trước.
Các sứ thay nhau luân phiên cầu mưa mà trời vẫn không mưa.
Trong
lúc đó, Trạng lần ra vườn xem cỏ gà, rễ si vì theo kinh nghiệm của nhà nông ta,
hễ khi nào cỏ gà lốm đốm trắng, rễ xi nhú mầm là trời sắp mưa. Hôm thấy cỏ gà lốm
đốm trắng, rễ si nhú mầm, Trạng liền xin vua Tàu cho mình làm lễ cầu mưa. Trạng
bắt làm một cái chòi cao mười trượng, quanh chòi bày la liệt nào là ngũ phương,
bát quái, lục giáp, lục đinh … trông thật oai nghiêm, bí hiểm.
Đàn
lập xong, Trạng rũ tóc, cầm kiếm, bước lên chòi, bắt quyết, rồi đọc một tràng
phù chú, nào là “mộc tình”, “ thâm tinh”, “ mục tinh”, “ khươu tinh”, “ kẹo
tinh” … nghe rất lạ tai, tất cả đều là những câu nói lái, nói lóng của hàng thịt
bấy lâu cóp nhặt được, đọc ra vanh vách cho hết.
Cuối
cùng, phù chú đã xong mà trời vẫn chưa chuyển gió. Trạng làm ngay một lèo “tinh
tinh tinh tinh” nghe ú ớ như lời thầy phù thủy hô phong hoán vũ, để chờ thời. Vừa
hay, gió thổi vù vù, bầu trời tối sầm lại, Trạng thôi “niệm chú”, tay cầm bát
nước vẩy khắp bốn phương. Quả nhiên. Quả nhiên, mây đen ùn ùn kéo tới, một trận
mưa như trút nước đổ xuống, sấm chớp ầm ầm.
Vua
Tàu và các sứ thần các nước đều thất kinh, bảo với nhau:
- Sứ
An Nam quả là bậc phi thường, chẳng những giỏi về văn chương mà lại có tài hô
phong hoán vũ nữa. Bao nhiêu tinh tú trên trời đều thuộc lầu lầu. Gia Cát Lượng
ngày xưa cũng chỉ giỏi đến thế là cùng!
Vua
Tàu thấy Trạng tài giỏi quá, liền lưu Trạng ở lại dạy hoàng tử. Trạng phần nhớ
nhà, nhớ nước, phần sợ dạy học lòi ra dốt, nên một mực xin về nước. Nhưng vua
Tàu ép mãi, Trạng bất đắc dĩ phải vâng mệnh ở lại. Tuy vậy, Trạng đã lập mẹo sẵn,
liền tâu vua:
- Học
muốn chóng thành tài thì thứ nhất lễ phải nghiêm, thứ hai tâm phải tĩnh.
Vua
Tàu cho là phải.
Trạng
xin vua làm cho một tòa lầu rất cao để hoàng tử học cho tĩnh. Vua bằng lòng.
Ngày khai tâm, hoàng tử leo lên lầu thụ giáo. Xưa nay vốn ở nơi cung cấm, không
quen trèo cao, nên hoàng tử leo lên đến được cửa lầu thì đã mệt bở hơi tai, chỉ
đứng thở hồng hộc, quên cả chào thầy. Trạng liền lập uy nổi giận, quát to:
- “Tiên
học lễ, hậu học văn”. Vô lễ như thế thì còn học hành gì?
Rồi,
cầm roi vụt cho hoàng tử một trận nên thân. Hoàng tử bị đánh đau quá, lúc được
tha, lại quên cả lễ tạ thầy. Trạng liền quật thêm cho một trận nữa. Quan hậu cần
đi theo hoàng tử sợ xanh mắt, vội vàng sụp xuống lạy Trạng xin tha cho hoàng tử.
Lúc đó Trạng mới tha.
Từ
đó, Trạng chỉ dạy toàn những phép tắc đứng ngồi, chào thưa, xét nét từng ly từng
tí. Hoàng tử sợ đòn, về mách với hoàng hậu. Hoàng hậu thương con, nên tâu với
vua:
- Sứ
An Nam xa nước đã lâu, chắc là nhớ nhà, nhớ nước, nên tính tình đâm ra nóng nảy,
không kiên tâm dạy học. Chi bằng cho về quách đi là hơn. Nếu cứ giữ lại e rằng
con ta sẽ ốm vì đòn mất!
Hôm
sau, vua phải giáng chỉ cho Trạng về nước.
truyenhoangdung.blogspot.com
No comments
Post a Comment