BẾN XE -CHƯƠNG 01 - THƯƠNG THÁI VI - TRUYỆN NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC
BẾN XE
Tác giả : Thương Thái Vi
Thể loại: Ngôn tình
CHƯƠNG 01:
Liễu Địch lại đứng trước cánh cửa
văn phòng đó.
Vừa qua mười hai giờ trưa, cả tòa nhà vắng vẻ tĩnh mịch, chỉ có tiếng ve sầu kêu râm ran không biết mệt mỏi trên cây cối bên ngoài sân trường. Liễu Địch lau mồ hôi trên trán, điều hòa hơi thở dồn dập do chạy một mạch tới đây. Cô giơ tay, gõ nhẹ lên cánh cửa hai tiếng.
"Mời vào."
Bên trong vọng ra thanh âm trầm thấp, tuy lịch sự nhưng không kém phần lạnh nhạt. Liễu Địch đẩy cửa đi vào phòng.
Đây là một văn phòng làm việc đơn giản như không thể đơn giản hơn. Trong phòng chỉ có một cái bàn làm việc, hai chiếc ghế đặt đối diện nhau. Trên bàn có một bình giữ nhiệt vỏ ngoài bằng sắt, hai tách trà sứ màu trắng, một cặp da đen, một lọ mực đỏ cắm chiếc bút mực. Ngoài ra, trên bàn còn có đống vở bài tập xếp ngay ngắn.
Trên chiếc ghế tựa vào cửa sổ có một người đàn ông đang ngồi. Anh mặc bộ đồ đơn giản, áo sơ mi trắng, quần đen, vừa gọn gàng sạch sẽ vừa cứng nhắc, giống hệt văn phòng của anh.
Thần sắc người đàn ông nhợt nhạt, vậy mà trên gương mặt đó còn đeo một cặp kính đen cỡ lớn, tựa hồ một chiếc đầu lâu được khảm hai hốc mắt đen sì, mang lại cảm giác u ám đáng sợ.
Một điều kỳ lạ là người đàn ông ngồi ngược ánh sáng, khiến gương mặt anh càng trở nên tăm tối. Anh giống một xác chết biết đi, khiến người đối diện có cảm giác lạnh lẽo và rờn rợn. Căn phòng này cũng trầm lặng giống như chủ nhân của nó. Thứ có sinh khí duy nhất là chậu hoa nhài trên thành cửa sổ. Lúc này, nó đã nở không ít nụ hoa trắng muốt, theo làn gió nhè nhẹ, tỏa hương thơm thấm vào lòng người.
Thầy giáo chỉ tay vào chiếc ghế đối diện. Liễu Địch liền đi đến ngồi xuống. Cô lấy quyển vở đầu tiên trong đống vở bài tập ở trên bàn một cách thành thạo. Sau đó cô hắng giọng, bắt đầu đọc to:
".... lưng của người lại còng rồi..."
"Dừng."
Thầy giáo quả quyết ngắt lời Liễu Địch:
"Đổi chữ "lại" thành chữ "càng".
Liễu Địch cầm bút sửa lại, cô đã có thói quen phục tùng thầy giáo từ lâu. Thầy giáo có sự nhạy cảm đến mức cực đoan đối với chữ nghĩa. Điều này khiến Liễu Địch hết sức tâm phục khẩu phục.
Sửa xong, Liễu Địch lại đọc tiếp...
Vừa qua mười hai giờ trưa, cả tòa nhà vắng vẻ tĩnh mịch, chỉ có tiếng ve sầu kêu râm ran không biết mệt mỏi trên cây cối bên ngoài sân trường. Liễu Địch lau mồ hôi trên trán, điều hòa hơi thở dồn dập do chạy một mạch tới đây. Cô giơ tay, gõ nhẹ lên cánh cửa hai tiếng.
"Mời vào."
Bên trong vọng ra thanh âm trầm thấp, tuy lịch sự nhưng không kém phần lạnh nhạt. Liễu Địch đẩy cửa đi vào phòng.
Đây là một văn phòng làm việc đơn giản như không thể đơn giản hơn. Trong phòng chỉ có một cái bàn làm việc, hai chiếc ghế đặt đối diện nhau. Trên bàn có một bình giữ nhiệt vỏ ngoài bằng sắt, hai tách trà sứ màu trắng, một cặp da đen, một lọ mực đỏ cắm chiếc bút mực. Ngoài ra, trên bàn còn có đống vở bài tập xếp ngay ngắn.
Trên chiếc ghế tựa vào cửa sổ có một người đàn ông đang ngồi. Anh mặc bộ đồ đơn giản, áo sơ mi trắng, quần đen, vừa gọn gàng sạch sẽ vừa cứng nhắc, giống hệt văn phòng của anh.
Thần sắc người đàn ông nhợt nhạt, vậy mà trên gương mặt đó còn đeo một cặp kính đen cỡ lớn, tựa hồ một chiếc đầu lâu được khảm hai hốc mắt đen sì, mang lại cảm giác u ám đáng sợ.
Một điều kỳ lạ là người đàn ông ngồi ngược ánh sáng, khiến gương mặt anh càng trở nên tăm tối. Anh giống một xác chết biết đi, khiến người đối diện có cảm giác lạnh lẽo và rờn rợn. Căn phòng này cũng trầm lặng giống như chủ nhân của nó. Thứ có sinh khí duy nhất là chậu hoa nhài trên thành cửa sổ. Lúc này, nó đã nở không ít nụ hoa trắng muốt, theo làn gió nhè nhẹ, tỏa hương thơm thấm vào lòng người.
Thầy giáo chỉ tay vào chiếc ghế đối diện. Liễu Địch liền đi đến ngồi xuống. Cô lấy quyển vở đầu tiên trong đống vở bài tập ở trên bàn một cách thành thạo. Sau đó cô hắng giọng, bắt đầu đọc to:
".... lưng của người lại còng rồi..."
"Dừng."
Thầy giáo quả quyết ngắt lời Liễu Địch:
"Đổi chữ "lại" thành chữ "càng".
Liễu Địch cầm bút sửa lại, cô đã có thói quen phục tùng thầy giáo từ lâu. Thầy giáo có sự nhạy cảm đến mức cực đoan đối với chữ nghĩa. Điều này khiến Liễu Địch hết sức tâm phục khẩu phục.
Sửa xong, Liễu Địch lại đọc tiếp...
Sau khi đọc xong bài văn, thầy giáo
trầm tư một lát rồi lên tiếng:
"Em hãy viết nhận xét: Nếu câu từ không chuẩn xác, không trang nhã, chẳng khác nào quần chưa kéo khóa đã lên sân khấu biểu diễn."
Liễu Địch đỏ mặt, nhưng cô vẫn viết câu đó. Cô biết rõ phong cách phê bình của người thầy giáo trước mặt, chỉ một hai câu ngắn gọn, nhưng như một con dao sắc nhọn, cắm sâu vào chỗ hiểm một cách quả quyết và chuẩn xác, khiến bạn rất đau đớn, đồng thời có tác dụng giúp bạn tìm kiếm điều gì đó trong nỗi đau.
Liễu Địch vẫn còn nhớ cảnh tượng lần đầu tiên thầy giáo nhận xét bài văn của cả lớp. Lúc phát vở bài tập, gần như toàn bộ học sinh trong lớp bị đả kích nặng nề bởi những lời nhận xét chỉ có khuyết điểm, không có ưu điểm của thầy. Có người òa khóc ngay tại chỗ, có người chửi ầm lên. Thầy giáo chỉ yên lặng đứng trên bục giảng, coi như tai điếc. Kể từ giây phút đó, mỗi lần làm văn, các bạn học đều hết sức cẩn thận, dè dặt trong việc chọn đề tài và cấu tứ. Bọn họ cũng thận trọng đặt câu, chỉ sợ lại bị thầy nhận xét cay nghiệt. Vậy mà cả lớp vẫn bị phê bình, mức độ phê bình ngày càng nâng cấp. Trong sự đả kích hết lần này đến lần khác đó, các bạn học dần dần phát hiện, trình độ làm văn của mình đang tiến bộ nhanh chóng.
Liễu Địch là học sinh duy nhất chưa từng bị thầy phê bình. Bài văn của cô cũng không có nhận xét, mà chỉ có số điểm, điểm cao nhất lớp. Mặc dù lúc chấm điểm, thầy không bao giờ hỏi tác giả của bài văn, Liễu Địch cũng không bao giờ tiết lộ tên cô, nhưng khi bình giảng văn học, thầy luôn nói:
"Liễu Địch, em hãy đọc bài văn của em cho cả lớp nghe."
Viết xong, Liễu Địch lại cầm quyển vở thứ hai...
Lúc này bên ngoài cửa sổ, tiếng huyên náo dần thay thế tiếng ve kêu. Phê xong quyển bài tập thứ mười, Liễu Địch nhìn đồng hồ đeo tay, một giờ hai mươi lăm phút. Thế là cô đứng dậy, cất giọng nhẹ nhàng:
"Thầy Chương, sắp đến giờ lên lớp rồi."
Thầy Chương cũng chầm chậm đứng lên. Liễu Địch đi đến đỡ thầy, hai thầy trò cùng rời khỏi văn phòng.
Ngôi trường cấp ba trọng điểm hàng đầu của tỉnh này có hai tòa nhà dạy học. Lớp 11 của Liễu Địch nằm ở tầng hai dãy phía Nam, trong khi văn phòng của thầy Chương nằm ở tầng bốn dãy phía Bắc. Hai thầy trò phải leo cầu thang khá cao, đi qua sân thể dục khá lớn. Tòa nhà phía Bắc cũ kỹ, cầu thang lên xuống tàn tạ. Liễu Địch vừa cẩn thận tìm nơi đặt chân, vừa đề phòng đám nam sinh chạy hùng hục. Mặc dù vậy, cô vẫn bị một nam sinh cao lớn đang chạy lên gác va vào vai. Liễu Địch vội vàng lắc đầu, ra hiệu cậu nam sinh im lặng. Sau đó, cô tiếp tục đi về phía trước như không có chuyện xảy ra. Tuy bờ vai tương đối đau, nhưng cô vẫn không buông tay khỏi thầy Chương.
Giữa sân thể dục, một đám nam sinh lớp 12 đang đá bóng. Liễu Địch chau mày quan sát. Lần nào cô cũng sợ nhất đi qua nơi này, sợ "đạn pháo" hai màu trắng đen bay đi bay lại đập trúng bản thân, đồng thời sợ những "cỗ xe tăng" đâm phải thầy Chương. Cũng như mọi hôm, cô rảo bước thật nhanh theo bản năng. May mà không xảy ra sự cố, hai thầy trò đi khỏi "khu vực nguy hiểm" an toàn.
Đến khu vực tòa nhà phía Nam, không khí đỡ hơn hẳn. Tòa nhà phía Nam là dãy phòng học mới xây dựng chưa tới hai năm. Các phòng học rộng rãi sáng sủa, có khí thế của một trường cao đẳng. Lúc này, Liễu Địch mới thở phào nhẹ nhõm. Cô đỡ thầy Chương đi vào lớp, tới bục giảng. Sau đó, cô mới quay về chỗ ngồi của mình.
Liễu Địch khát khô cổ họng, bụng đau nhâm nhẩm do ăn cơm trưa quá vội vàng. Cô vuốt bụng theo thói quen, lặng lẽ rút quyển sách ngữ văn. Tiếng chuông báo hiệu giờ lên lớp reo vang, thầy Chương cất giọng trầm trầm:
"Chúng ta bắt đầu vào học."
"Em hãy viết nhận xét: Nếu câu từ không chuẩn xác, không trang nhã, chẳng khác nào quần chưa kéo khóa đã lên sân khấu biểu diễn."
Liễu Địch đỏ mặt, nhưng cô vẫn viết câu đó. Cô biết rõ phong cách phê bình của người thầy giáo trước mặt, chỉ một hai câu ngắn gọn, nhưng như một con dao sắc nhọn, cắm sâu vào chỗ hiểm một cách quả quyết và chuẩn xác, khiến bạn rất đau đớn, đồng thời có tác dụng giúp bạn tìm kiếm điều gì đó trong nỗi đau.
Liễu Địch vẫn còn nhớ cảnh tượng lần đầu tiên thầy giáo nhận xét bài văn của cả lớp. Lúc phát vở bài tập, gần như toàn bộ học sinh trong lớp bị đả kích nặng nề bởi những lời nhận xét chỉ có khuyết điểm, không có ưu điểm của thầy. Có người òa khóc ngay tại chỗ, có người chửi ầm lên. Thầy giáo chỉ yên lặng đứng trên bục giảng, coi như tai điếc. Kể từ giây phút đó, mỗi lần làm văn, các bạn học đều hết sức cẩn thận, dè dặt trong việc chọn đề tài và cấu tứ. Bọn họ cũng thận trọng đặt câu, chỉ sợ lại bị thầy nhận xét cay nghiệt. Vậy mà cả lớp vẫn bị phê bình, mức độ phê bình ngày càng nâng cấp. Trong sự đả kích hết lần này đến lần khác đó, các bạn học dần dần phát hiện, trình độ làm văn của mình đang tiến bộ nhanh chóng.
Liễu Địch là học sinh duy nhất chưa từng bị thầy phê bình. Bài văn của cô cũng không có nhận xét, mà chỉ có số điểm, điểm cao nhất lớp. Mặc dù lúc chấm điểm, thầy không bao giờ hỏi tác giả của bài văn, Liễu Địch cũng không bao giờ tiết lộ tên cô, nhưng khi bình giảng văn học, thầy luôn nói:
"Liễu Địch, em hãy đọc bài văn của em cho cả lớp nghe."
Viết xong, Liễu Địch lại cầm quyển vở thứ hai...
Lúc này bên ngoài cửa sổ, tiếng huyên náo dần thay thế tiếng ve kêu. Phê xong quyển bài tập thứ mười, Liễu Địch nhìn đồng hồ đeo tay, một giờ hai mươi lăm phút. Thế là cô đứng dậy, cất giọng nhẹ nhàng:
"Thầy Chương, sắp đến giờ lên lớp rồi."
Thầy Chương cũng chầm chậm đứng lên. Liễu Địch đi đến đỡ thầy, hai thầy trò cùng rời khỏi văn phòng.
Ngôi trường cấp ba trọng điểm hàng đầu của tỉnh này có hai tòa nhà dạy học. Lớp 11 của Liễu Địch nằm ở tầng hai dãy phía Nam, trong khi văn phòng của thầy Chương nằm ở tầng bốn dãy phía Bắc. Hai thầy trò phải leo cầu thang khá cao, đi qua sân thể dục khá lớn. Tòa nhà phía Bắc cũ kỹ, cầu thang lên xuống tàn tạ. Liễu Địch vừa cẩn thận tìm nơi đặt chân, vừa đề phòng đám nam sinh chạy hùng hục. Mặc dù vậy, cô vẫn bị một nam sinh cao lớn đang chạy lên gác va vào vai. Liễu Địch vội vàng lắc đầu, ra hiệu cậu nam sinh im lặng. Sau đó, cô tiếp tục đi về phía trước như không có chuyện xảy ra. Tuy bờ vai tương đối đau, nhưng cô vẫn không buông tay khỏi thầy Chương.
Giữa sân thể dục, một đám nam sinh lớp 12 đang đá bóng. Liễu Địch chau mày quan sát. Lần nào cô cũng sợ nhất đi qua nơi này, sợ "đạn pháo" hai màu trắng đen bay đi bay lại đập trúng bản thân, đồng thời sợ những "cỗ xe tăng" đâm phải thầy Chương. Cũng như mọi hôm, cô rảo bước thật nhanh theo bản năng. May mà không xảy ra sự cố, hai thầy trò đi khỏi "khu vực nguy hiểm" an toàn.
Đến khu vực tòa nhà phía Nam, không khí đỡ hơn hẳn. Tòa nhà phía Nam là dãy phòng học mới xây dựng chưa tới hai năm. Các phòng học rộng rãi sáng sủa, có khí thế của một trường cao đẳng. Lúc này, Liễu Địch mới thở phào nhẹ nhõm. Cô đỡ thầy Chương đi vào lớp, tới bục giảng. Sau đó, cô mới quay về chỗ ngồi của mình.
Liễu Địch khát khô cổ họng, bụng đau nhâm nhẩm do ăn cơm trưa quá vội vàng. Cô vuốt bụng theo thói quen, lặng lẽ rút quyển sách ngữ văn. Tiếng chuông báo hiệu giờ lên lớp reo vang, thầy Chương cất giọng trầm trầm:
"Chúng ta bắt đầu vào học."
Liễu Địch vĩnh viễn
không thể quên cảnh tượng lần đầu tiên gặp thầy Chương Ngọc.
Lúc đó, cô mới thi đỗ vào ngôi trường cấp ba trọng điểm có lịch sử lâu đời này với thành tích đứng đầu toàn thành phố. Tuy nhiên, thành tích của cô khiến người khác vui mừng, còn bản thân cô không hề cảm thấy hưng phấn. Liễu Địch nhanh chóng chán ngán tình cảnh gặp ai cũng được khen ngợi và chúc mừng. Mọi người đều gọi cô là "thiên tài", trong khi cô rất ghét bị coi là "thiên tài".
Liễu Địch còn nhớ, năm lên bốn tuổi, khi cô được bế đứng trên ghế, cất giọng non nớt đọc thuộc làu câu "Xuân giang triều thủy liên hải bình. Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh" trước mặt một học giả, cô nhìn thấy ánh lệ lấp lánh trong mắt vị học giả đó. Kể từ lúc bấy giờ, Liễu Địch được gọi là "thiên tài".
("Xuân giang triều thủy liên hải bình. Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh" là hai câu thơ trong bài "Xuân quang hoa nguyệt dạ" của Trương Nhược Hư. Dịch thơ: "Triều lên ngang mặt sông xuân. Biển đêm, trăng cũng sáng ngần sóng xô"- Bản dịch của Nguyễn Lãm Thắng)
Năm tuổi, Liễu Địch có bài thơ đầu tiên đăng tạp chí. Biên tập của tạp chí còn đến tận nhà chúc mừng cô. Nhìn chú biên tập mặt nhễ nhại mồ hôi, cô biết bản thân có chút tài năng. Sau đó, Liễu Địch còn đoạt giải nhất cuộc thi "Chinh văn đại" toàn quốc vào năm chín tuổi, tác phẩm của cô thường xuyên xuất hiện trên báo và tạp chí, cô không ngừng được thiên hạ gắn mác "thiên tài".
Chỉ là nghe quá nhiều, Liễu Địch ngược lại không đồng tình, cô thậm chí bắt đầu nghi ngờ bản thân rốt cuộc có phải là "thiên tài" hay không? Bắt gặp gương mặt thiếu nữ ngày càng xinh xắn trong gương, cô đột nhiên cảm thấy, danh hiệu "thiên tài" mà cô giành được là dựa vào dung nhan của mình. Những cô gái xinh đẹp chỉ cần có một chút tài hoa là dễ dàng được người khác ưu ái và coi trọng. Trên toàn thế giới, điều này là luật bất thành văn.
Mỗi khi nghĩ đến nguyên nhân này, Liễu Địch đều cảm thấy vô vị và chán nản. Cô nhìn quá đủ những gương mặt tươi cười của người khác, khi họ khen ngợi cô. Những gương mặt đó thể hiện sự nhiệt tình quá độ, thành ra có điều gì đó không tự nhiên. Liễu Địch kết luận bằng hai từ "giả tạo". Cô cho rằng, ánh lệ trong mắt vị học giả và mồ hôi trên trán chú biên tập mới là chân thực, mới là chú giải từ "thiên tài" chuẩn xác nhất. Nhưng đó là chuyện từ ngày xửa ngày xưa, hiện tại cô đã 16 tuổi, cô còn dám vỗ ngực tự xưng là "thiên tài" hay sao? Vì vậy, Liễu Địch ngày càng ghét hai chữ "thiên tài".
Xét ở một khía cạnh khác, là thiên tài thì sao chứ? Cô vẫn không có quyền lựa chọn cuộc sống của mình. Cô thích văn học, nhưng vẫn phải cắm đầu vào học các môn toán lý hóa. May mà ông trời ban tặng cô trí óc thông minh, khiến cô không cần chăm chỉ cũng vẫn có thể học tốt ba môn toán lý hóa.
Liễu Địch không hiểu, cô phải học những định luật, công thức và nguyên lý đó để làm gì. Trong tương lai, cô tuyệt đối không sống dựa vào mấy môn khô khan nói trên. Nhưng Liễu Địch biết rõ, nếu không học mấy môn chán ngắt đó, cô sẽ không thể thi đỗ đại học, không được tiếp nhận nền giáo dục chính quy mang tính hệ thống. May mà năm lớp 11, trường bắt đầu phân ngành học, Liễu Địch có thể nói "bye bye" với môn vật lý và hóa học. Điều này khiến cô có chút an ủi.
Từ trước đến nay, Liễu Địch không muốn sống trái với ý nguyện của cô. Vì vậy, cô không tham gia đoàn thể, không làm cán bộ lớp, thậm chí bỏ lỡ vô số cuộc thi văn học do trường tổ chức. Nhưng cô vẫn phải ép bản thân học các môn tự nhiên. Trong cuộc sống, bạn vĩnh viễn không có cách nào làm mọi chuyện theo ý mình, dù bạn là thiên tài đi chăng nữa.
Học ở ngôi trường trọng điểm này, Liễu Địch không mong bản thân được bạn bè để ý và yêu quý, cũng không hy vọng các thầy cô đề cao cô. Cô không tâng bốc ai, cũng không lấy lòng ai. Cô chỉ cần cuộc sống chân thực, tự do, độc lập. Cô hy vọng sau khi cô qua đời, trên bia mộ cô khắc một câu của nhà thơ Diệp Tái Ninh:
Lúc đó, cô mới thi đỗ vào ngôi trường cấp ba trọng điểm có lịch sử lâu đời này với thành tích đứng đầu toàn thành phố. Tuy nhiên, thành tích của cô khiến người khác vui mừng, còn bản thân cô không hề cảm thấy hưng phấn. Liễu Địch nhanh chóng chán ngán tình cảnh gặp ai cũng được khen ngợi và chúc mừng. Mọi người đều gọi cô là "thiên tài", trong khi cô rất ghét bị coi là "thiên tài".
Liễu Địch còn nhớ, năm lên bốn tuổi, khi cô được bế đứng trên ghế, cất giọng non nớt đọc thuộc làu câu "Xuân giang triều thủy liên hải bình. Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh" trước mặt một học giả, cô nhìn thấy ánh lệ lấp lánh trong mắt vị học giả đó. Kể từ lúc bấy giờ, Liễu Địch được gọi là "thiên tài".
("Xuân giang triều thủy liên hải bình. Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh" là hai câu thơ trong bài "Xuân quang hoa nguyệt dạ" của Trương Nhược Hư. Dịch thơ: "Triều lên ngang mặt sông xuân. Biển đêm, trăng cũng sáng ngần sóng xô"- Bản dịch của Nguyễn Lãm Thắng)
Năm tuổi, Liễu Địch có bài thơ đầu tiên đăng tạp chí. Biên tập của tạp chí còn đến tận nhà chúc mừng cô. Nhìn chú biên tập mặt nhễ nhại mồ hôi, cô biết bản thân có chút tài năng. Sau đó, Liễu Địch còn đoạt giải nhất cuộc thi "Chinh văn đại" toàn quốc vào năm chín tuổi, tác phẩm của cô thường xuyên xuất hiện trên báo và tạp chí, cô không ngừng được thiên hạ gắn mác "thiên tài".
Chỉ là nghe quá nhiều, Liễu Địch ngược lại không đồng tình, cô thậm chí bắt đầu nghi ngờ bản thân rốt cuộc có phải là "thiên tài" hay không? Bắt gặp gương mặt thiếu nữ ngày càng xinh xắn trong gương, cô đột nhiên cảm thấy, danh hiệu "thiên tài" mà cô giành được là dựa vào dung nhan của mình. Những cô gái xinh đẹp chỉ cần có một chút tài hoa là dễ dàng được người khác ưu ái và coi trọng. Trên toàn thế giới, điều này là luật bất thành văn.
Mỗi khi nghĩ đến nguyên nhân này, Liễu Địch đều cảm thấy vô vị và chán nản. Cô nhìn quá đủ những gương mặt tươi cười của người khác, khi họ khen ngợi cô. Những gương mặt đó thể hiện sự nhiệt tình quá độ, thành ra có điều gì đó không tự nhiên. Liễu Địch kết luận bằng hai từ "giả tạo". Cô cho rằng, ánh lệ trong mắt vị học giả và mồ hôi trên trán chú biên tập mới là chân thực, mới là chú giải từ "thiên tài" chuẩn xác nhất. Nhưng đó là chuyện từ ngày xửa ngày xưa, hiện tại cô đã 16 tuổi, cô còn dám vỗ ngực tự xưng là "thiên tài" hay sao? Vì vậy, Liễu Địch ngày càng ghét hai chữ "thiên tài".
Xét ở một khía cạnh khác, là thiên tài thì sao chứ? Cô vẫn không có quyền lựa chọn cuộc sống của mình. Cô thích văn học, nhưng vẫn phải cắm đầu vào học các môn toán lý hóa. May mà ông trời ban tặng cô trí óc thông minh, khiến cô không cần chăm chỉ cũng vẫn có thể học tốt ba môn toán lý hóa.
Liễu Địch không hiểu, cô phải học những định luật, công thức và nguyên lý đó để làm gì. Trong tương lai, cô tuyệt đối không sống dựa vào mấy môn khô khan nói trên. Nhưng Liễu Địch biết rõ, nếu không học mấy môn chán ngắt đó, cô sẽ không thể thi đỗ đại học, không được tiếp nhận nền giáo dục chính quy mang tính hệ thống. May mà năm lớp 11, trường bắt đầu phân ngành học, Liễu Địch có thể nói "bye bye" với môn vật lý và hóa học. Điều này khiến cô có chút an ủi.
Từ trước đến nay, Liễu Địch không muốn sống trái với ý nguyện của cô. Vì vậy, cô không tham gia đoàn thể, không làm cán bộ lớp, thậm chí bỏ lỡ vô số cuộc thi văn học do trường tổ chức. Nhưng cô vẫn phải ép bản thân học các môn tự nhiên. Trong cuộc sống, bạn vĩnh viễn không có cách nào làm mọi chuyện theo ý mình, dù bạn là thiên tài đi chăng nữa.
Học ở ngôi trường trọng điểm này, Liễu Địch không mong bản thân được bạn bè để ý và yêu quý, cũng không hy vọng các thầy cô đề cao cô. Cô không tâng bốc ai, cũng không lấy lòng ai. Cô chỉ cần cuộc sống chân thực, tự do, độc lập. Cô hy vọng sau khi cô qua đời, trên bia mộ cô khắc một câu của nhà thơ Diệp Tái Ninh:
"Từng sống, từng yêu, từng sáng tác, từng phát biểu..."
Mang tâm trạng đó, Liễu Địch gặp thầy Chương Ngọc ở tiết ngữ văn đầu tiên của năm lớp 10.
Đến nay, Liễu Địch vẫn còn nhớ rõ, lúc thầy Chương Ngọc đi vào lớp, không hiểu tại sao, cả phòng học vốn đang ồn ào đột nhiên yên tĩnh hẳn. Ai ấy đều cảm thấy có điểm gì đó bất bình thường, nhưng không biết diễn tả ra sao. Thầy Chương dè dặt bước từng bước một lên bục giảng trong không khí yên lặng đó.
Bộ dạng của thầy Chương hết sức nghiêm túc, nghiêm túc đến mức thâm trầm. Thân hình thầy cao gầy, sống lưng thẳng tắp, sắc mặt trắng bệch vô cảm, bờ môi mím chặt. Đặc biệt là cặp kính đen sì như hai hốc mắt trên xương sọ, mang lại cảm giác lạnh lẽo, âm u, thê thảm. Chỉ liếc qua thầy, Liễu Địch bất giác rùng mình. Cô có cảm giác không phải bản thân đang nhìn thầy giáo, mà như đi vào một ngôi cổ mộ tĩnh mịch chết chóc, khiến người vừa xâm nhập liền bị bao vây bởi nỗi kinh hoàng đáng sợ.
Không có màn tự giới thiệu, không có lời mở đầu, thầy Chương bắt đầu giảng bài.
"Các em, hôm nay chúng ta học tản văn "Ánh trăng bên hồ sen" của Chu Tự Thanh tiên sinh. Mời các em mở sách giáo khoa, tôi sẽ đọc bài văn một lần."
Lớp học vụt qua một sự xao động, nhưng nhanh chóng khôi phục không khí yên tĩnh. Liễu Địch đưa mắt về bục giảng, hai tay thầy Chương trống không. Thầy không hề cầm giáo trình.
"Mấy ngày nay, trong lòng không yên tĩnh. Tối nay ngồi ở trước sân hóng mát, tôi đột nhiên nhớ tới hồ sen tôi vẫn ngày ngày đi qua. Trong ánh trăng sáng ngời, nó có một dáng vẻ khác biệt. Ánh trăng ngày càng lên cao, tiếng nô đùa của bọn trẻ trên đường phố bên ngoài bờ tường đã dần biến mất. Bà xã ở trong nhà ru Nhuận Nhi ngủ...ngâm nga câu hát ru. Tôi âm thầm mặc áo khoác, mở cửa đi ra ngoài..."
Mang tâm trạng đó, Liễu Địch gặp thầy Chương Ngọc ở tiết ngữ văn đầu tiên của năm lớp 10.
Đến nay, Liễu Địch vẫn còn nhớ rõ, lúc thầy Chương Ngọc đi vào lớp, không hiểu tại sao, cả phòng học vốn đang ồn ào đột nhiên yên tĩnh hẳn. Ai ấy đều cảm thấy có điểm gì đó bất bình thường, nhưng không biết diễn tả ra sao. Thầy Chương dè dặt bước từng bước một lên bục giảng trong không khí yên lặng đó.
Bộ dạng của thầy Chương hết sức nghiêm túc, nghiêm túc đến mức thâm trầm. Thân hình thầy cao gầy, sống lưng thẳng tắp, sắc mặt trắng bệch vô cảm, bờ môi mím chặt. Đặc biệt là cặp kính đen sì như hai hốc mắt trên xương sọ, mang lại cảm giác lạnh lẽo, âm u, thê thảm. Chỉ liếc qua thầy, Liễu Địch bất giác rùng mình. Cô có cảm giác không phải bản thân đang nhìn thầy giáo, mà như đi vào một ngôi cổ mộ tĩnh mịch chết chóc, khiến người vừa xâm nhập liền bị bao vây bởi nỗi kinh hoàng đáng sợ.
Không có màn tự giới thiệu, không có lời mở đầu, thầy Chương bắt đầu giảng bài.
"Các em, hôm nay chúng ta học tản văn "Ánh trăng bên hồ sen" của Chu Tự Thanh tiên sinh. Mời các em mở sách giáo khoa, tôi sẽ đọc bài văn một lần."
Lớp học vụt qua một sự xao động, nhưng nhanh chóng khôi phục không khí yên tĩnh. Liễu Địch đưa mắt về bục giảng, hai tay thầy Chương trống không. Thầy không hề cầm giáo trình.
"Mấy ngày nay, trong lòng không yên tĩnh. Tối nay ngồi ở trước sân hóng mát, tôi đột nhiên nhớ tới hồ sen tôi vẫn ngày ngày đi qua. Trong ánh trăng sáng ngời, nó có một dáng vẻ khác biệt. Ánh trăng ngày càng lên cao, tiếng nô đùa của bọn trẻ trên đường phố bên ngoài bờ tường đã dần biến mất. Bà xã ở trong nhà ru Nhuận Nhi ngủ...ngâm nga câu hát ru. Tôi âm thầm mặc áo khoác, mở cửa đi ra ngoài..."
truyenhoangdung.blogspot.com
No comments
Post a Comment