GIA TÀI NGƯỜI MẸ - CHƯƠNG 05 - DƯƠNG NGHIỄM MẬU - TRUYỆN THIẾU NHI
GIA TÀI NGƯỜI MẸ
Tác giả : Dương Nghiễm Mậu
Thể loại: truyện thiếu nhi, teen, tình cảm.
CHƯƠNG 05:
- Tôi không thể nào hiểu được người
đàn bà. Tôi không thể hiểu ngay cả mẹ tôi. Mẹ tôi lấy bố tôi sinh được hai người
con trai, tôi là em, anh tôi bỏ đi hồi nhỏ, bố tôi để lại một sản nghiệp không
phải nhỏ, cái dinh cơ bây giờ còn đó. Bố tôi chết tôi không biết mặt, mẹ tôi lấy
một người chồng đã có ba người con riêng, tôi không thể nào chịu được những đứa
con riêng có trước và cả những người con riêng có sau này đi nữa. Trong đó còn
có cả một đứa con lai Tây đen... Ông hãy tưởng tượng ra một hoàn cảnh như thế
xem ông có thể chịu được không chứ kể gì tôi. Nghĩ tới bố tôi, tôi không thấy
gì khổ hơn nữa. Tôi một mình đơn độc. Tôi là đứa con lớn mẹ tôi không yêu
thương. Sau đó mẹ tôi không
Ai muốn các con chồng ghen ghét, nhưng
dù vậy các con chồng có yêu thương mẹ tôi đâu. Bao nhiêu lần chúng nó làm mẹ
tôi nhục. Chúng bảo có bao giờ dì ghẻ thương các con chồng, chỉ có cái vẻ bề
ngoài che đậy. Mẹ tôi không đánh mắng chúng, chúng bảo như vậy là muốn nương
chiều cho các con chồng hư hỏng, một hành động nham hiểm của người ác độc và thủ
đoạn, nhưng nếu đánh mắng thì chúng lại vu oan giá họa ra chứ, điều ấy ông thừa
hiểu...
Thằng Tuấn còn đặt ra hàng trăm điều khốn nạn. Bây giờ mẹ tôi chết rồi
dì cho chúng tôi sống hay chết chả được, sao dì không giết chúng tôi đi cho bố
tôi chỉ yêu các con của dì thôi. Ấy như thế đấy, luận điệu của chúng bao giờ
cũng bi thảm. Chúng không hiểu rằng nếu không có mẹ tôi thì chúng đã chết đói
nhăn răng cả ra, nhất là sau khi chiến tranh tàn phá, của cải tiêu tan, bố
chúng bị bắn chết, một kẻ hèn nhát, đã làm mẹ tôi chịu nhục nhã. Đáng ra chúng
phải tự lấy làm sỉ nhục là dù đã lớn chúng vẫn không có lấy một chỗ cắm hương
mà thờ bố mẹ chúng chứ. Nhà bây giờ của bố tôi để lại và chúng rúc đầu vào đó
nương nhờ. Bố chúng có còn để lại cái gì, có chăng là để lại những nhục nhã cho
chúng, và để lại cho người khác những đứa con hư đốn, mất dạy...
Như thế thì ở dưới âm phủ bố chúng
cũng phải lấy làm tủi thân xấu hổ chứ?
Chưa hết, bởi như thế tôi còn có thể
tha thứ cho chúng được, những điều chúng đã nói về mẹ tôi... Thật là những điều
đê nhục không thể nào nói ra được... Ông hiểu cho tôi chỗ ấy. Tôi biết hết tâm
địa của chúng. Chúng còn không muốn cho mẹ tôi cúng giỗ bố tôi, ngày giỗ chúng
chỉ biết ăn, chúng không chịu lễ bố tôi, như thế đời nào tôi chịu lễ bố mẹ
chúng nó. Ấy thế mà phen này khi mẹ tôi chết chúng sẽ trở về đòi chia gia tài
cũng nên, thật là điếm nhục, xảo trá... Tôi tưởng chúng nên vùi đầu vào một xó
nào mà chết đi mới phải chứ. Tôi phải trở về. Tôi về để tạ tội với mẹ tôi, để
nói cho mẹ tôi biết bao giờ tôi cũng thương mẹ tôi hơn hết dù tôi phải xa mẹ
tôi, xa cách để kính trọng thêm.
Mẹ tôi đã khổ nhiều rồi, nỗi khổ
bao nhiêu năm răng ra được vì thương yêu các con. Và như thế tôi phải chịu phần
bất hiếu với mẹ tôi. Đáng ra dù thế nào tôi cũng phải ở lại mới phải, tôi không
được phép rời khỏi căn nhà ấy. Tôi phải thay anh, thay bố để đáp lại một phần
nào chút nghĩa với mẹ tôi...
Tôi về thế nào cũng có đứa bỏ mạng
là thế.
- Bố làm phu xe, mẹ là một người...
Còn gì mà nhớ... Vợ bỏ theo trai, con theo giặc làm lính Lê Dương đi giết mướn.
Đáng ra tôi phải tự tử mới phải. Nó có bao giờ thèm biết là tôi sống chết thế
nào đâu? Nó còn mải mê giết người cướp của ở đâu xa lắm...
Chú về rồi thì tôi cũng đến...
Thế nào anh cũng về, anh nhất định
về dù em nói gì đi nữa vì anh yêu em. Không những một mình anh về, anh còn muốn
cả em cùng về với anh. Tại sao không? Em thử nghĩ tại sao không? Không phải anh
về với ý muốn che đậy sự giả dối của mình, để vênh vang tự nhận là một người đại
lượng, có lòng bao dung, thương yêu cả người không thương yêu mình. Bây giờ nếu
anh không về thì chắc không bao giờ anh còn cơ hội gặp mẹ kế, cũng là dì ruột
anh trước khi bà mất, sau nữa không còn có can đảm để gặp lại anh em mình dù
sao cũng vẫn còn một sợi dây liên lạc vô hình, cho ngay đó là lòng đố kỵ, ghen
ghét và thù hận. Và đồng thời anh còn muốn được trở về nhận một phần gia tài,
nhận cái bằng chứng tấm lòng bà mẹ kế dành cho anh.
Em nói không phải không đúng: lòng
anh đầy thù hận và phẫn nộ, chẳng phải riêng với người khác, mà còn cho cả anh.
Anh sợ một lúc nào đó em sẽ phải chịu đựng với anh như một kẻ thù. Anh đã chẳng
nguôi oán hận tại sao mình lại sinh ra ở một thời như thế này, trên một đất nước
nhiều tủi nhục như thế này, và tại sao em lại yêu anh. Em chưa bao giờ nghe anh
nói về quá khứ, thời ấu thơ, chưa bao giờ anh nói về gia đình, bạn bè, quê
hương... Em không dám hỏi, hay em sợ phải nghe, phải chung chịu một tấn thảm kịch.
Có lẽ tất cả... và chính anh, anh cũng chỉ muốn sống một mình trong thế giới của
anh cho đầy đủ sự bí mật u uẩn, thiêng liêng và trĩu nặng những ảo ảnh... Cái bề
mặt trong đời sống anh - có lẽ em yêu anh cái đó - cái bề mặt hiền lành ngờ nghệch
đượm vẻ ngây thơ anh tạo ra không phải chỉ để cho em yêu, cho mọi người tin cậy,
mà chính để cho anh sống. Vâng chỉ có thế mới nuôi anh sống được đến bây giờ.
Đời sống nhiều phức tạp, sự phức tạp
làm chúng ta cô đơn xa cách mọi người. Anh không muốn nó phức tạp, cô đơn và xa
cách thêm nữa. Bởi vì gần ba chục năm trời nay anh phải chịu đựng với nó. Em thử
tưởng tượng...
Đời sống anh bây giờ, đời sống em
thấy đó, một ông giáo tỉnh lẻ, đời sống bình thản, đều đặn, mực thước, mỗi ngày
mang tập bài vào ngồi trước đám học sinh, những gương mặt ngây thơ, những mái
tóc xanh ngoan ngoãn, những đôi mắt tròn đen như cặp bi ve nằm trên bàn tay hồng
ửng, đôi môi đỏ còn chứa chan nhựa sống, và những cặp má mướt lông tơ, sống với
đám trẻ, những lúc khen thưởng nhìn vẻ mặt cảm động rụt rè, lúc quở mắng lo lắng
cuống quít, lúc nào chúng cũng vẫn lộ ra vẻ đáng yêu, như một bát nước trong
mát từ giếng khơi được tưới vào tâm hồn nhiều khô cằn mệt nhọc của anh, anh
không được như chúng, đó chẳng phải là điều thiệt thòi cho anh hay sao?
Người
ta vẫn bảo: đứa trẻ năm tuổi muốn mình chóng cao lớn để tự với lấy quả bóng đỏ
bị bay lên trần nhà, người ba mươi tuổi muốn mình là đứa trẻ năm tuổi để đứng vịn
nơi tay ghế khóc òa nhờ người mẹ, người chị, hay anh với hộ quả bóng... Có thực
thế không? Những người như anh muốn bé lại mà chẳng được, còn đám học sinh đang
ngồi nhìn bên thầy giáo kia với tất cả ước mong. Mà chắc chắn khi chúng ngồi
vào đó rồi, hay ngồi những địa vị cao hơn trong xã hội rồi chúng sẽ ân hận, những
niềm ân hận chúng ta không thể cưỡng lại được.
Em muốn biết thời thơ ấu của anh.
Bây giờ anh có thể nói cho em nghe. Mai này anh sẽ đi. Chưa hiểu chuyến đi này
sẽ can dự gì đến mối tình của đôi ta. Anh không muốn biết.
Có điều chúng ta đã yêu nhau. Con
đường này đã bao nhiêu lần chúng ta đi với nhau. Thật không thể nhớ, chỉ biết
em đã có mặt trong đời sống anh. Người trước mặt anh đây là em, người yêu của
anh và anh có thể nói hết mọi điều. Nói cho ra người khác nghe để anh khỏi phải
nói một mình. Trong một mùa xuân anh đã nói với một người bạn rằng: năm nay,
hay bao nhiêu năm rồi, chẳng ai chúc tết mình, cho nên ở căn gác hẹp này mình để
ngọn đèn về phía sau lưng, cho bóng mình đổ dài trước mặt, trước bóng đen to lớn
sừng sững đó, mình nói lớn: Năm mới chúc anh nhiều hạnh phúc và may mắn... Bóng
đen im lặng không nói, anh đã khóc và bóng đen nhòa tan... Em đừng khóc thêm nữa,
nước mắt ấy em hãy dành cho tương lai anh, nếu không mai này anh còn gì để sống,
lúc chết đi còn có giọt nước mắt nào được nhỏ ra cho anh nhắm mắt được.
Anh sinh ra trong một gia đình làm
ruộng bậc trung. Ông nội anh là một người tay trắng từng làm mướn cày thuê, cố
công tạo ra một sản nghiệp có ruộng để cày, có nhà để ở. Ông đã thuê mướn những
ruộng xấu rẻ tiền nhất để tạo nên. Những ruộng đó hoặc ở đồng xa nước cạn, đất rắn cỏ gà mọc không được, hoặc ở đồng lầy ói nước. Ông đã đi sớm về tối đổ mồ
hôi xuống đó để cấy được cây lúa.
Hồi anh lớn lên, có đủ trí nhớ, khi đó mà anh
đã khá hơn xưa, thế mà anh chỉ thấy ông anh thức dậy sớm, buổi sớm mùa đông lạnh
như cắt, ông lấy bát triết yêu xúc cơm nguội, múc một gáo nước mưa kinh niên, lấy
một quả cà bát ngâm tương ăn bữa cơm buổi sáng dù lúc đó ông đã ngoài năm mươi.
Mùa rét ăn ngô rang, ông ăn những hạt cúp, những hạt rắn chắc, ông bảo: nhai kỹ
nó bùi lắm; cơm ăn thứ xấu, nhiều khi là gạo xay không giã, ông bảo: có thế cơm
mới ngọt. Cắt rau trong vườn ông cắt toàn chỗ già, lá gốc, nghĩa là những gì
không ngon, xấu xí thì ăn, còn những gì ngon tốt thì để bán lấy tiền vun vào
cái sản nghiệp nhỏ cho mỗi ngày một lớn thêm.
Ông anh có theo học và biết ít
nhiều chữ Hán. Những lúc thong thả ông ngồi kể lại đời cụ nội, người đã từng là
anh em của Bãi Sậy, chính ông anh cũng từng đi theo hồi cụ Tán Thuật khởi nghĩa
chống Pháp. Ông cụ anh bỏ mình ở đó. Ông anh vẫn thường ân hận về chuyện mồ mả,
câu chuyện Bãi Sậy đã chỉ là bãi Sậy với sự huy hoàng của lịch sử, khối dũng mãnh
của ông cha chúng ta, nó là ngọn lửa khi tắt đi đã để lại nhiều ghẻ lạnh, nhiều
ê chề.
Ông anh bảo: sau khi các cụ thất bại đâm ra chán, ai cũng thuốc phiện, ẩn
dật, ông thì ông nghĩ đến con cháu, thua keo này bày keo khác. Mình ngu và yếu,
chống với giày đinh mà mình trả ổi xanh, đậu tương thì nó mừng rơn. Thành Sơn
thất thủ vì một ngọn đèn bay với quả bóng cao su thì thua là phải lắm rồi còn
nói gì nữa, ở Hà Nội bây giờ đó, đạn đại bác nó bắn vào như thế cụ Hoàng Diệu
không tuẫn tiết sao được...
Khi thong thả ông đánh võng ngâm thơ. Ông không muốn
con cháu thua kém người ta, ông cho cha anh đi học chữ Hán với cụ Cử Nhổn, rồi
ra Hà Nội học chữ quốc ngữ, nhưng việc học nửa chừng thì bà anh mất, đám tang lớn
lắm, anh còn nhớ một điều: dưới huyệt bà có những con dơi xòe cánh bay... Cái
quá khứ đó trong trí óc anh như một màn sương trắng đục nhiều mơ mộng ấm áp...
truyenhoangdung.blogspot.com
No comments
Post a Comment