DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ - CHƯƠNG 12 - TÔ HOÀI - TRUYỆN THIẾU NHI
DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ
Tác Giả: Tô Hoài
Thể loại: Truyện Thiếu Nhi
CHƯƠNG 12 : CHUYỆN RỦI RO XẢY RA VỚI BẠN KIẾN
Trên đây là những ngày gian nan và
rắc rối của chúng tôi. Và còn lôi thôi nữa. Mỗi buổi sớm, trông trước mặt, ngó
sau lưng chỉ thấy man mác lớp lớp những thành lũy mà Kiến Lửa, Kiến Gió mới đắp
thêm, vòng vây càng dày nữa. Đoàn Kiến Đen, Kiến Gió thông tin thì lảng vảng đi
ngoài cùng. Chúng chạy, những cái chân lênh khênh phóng đi. Chúng thông hiệu.
Anh này đương chạy liên liến, gặp anh khác, đứng dừng phắt, gí râu móc vào nhau
ấy thế là hai bên đã báo cho nhau đủ tin hỏa tốc, rồi lại chạy biến. Cứ thế
truyền mãi.
Tình hình trước mắt thì quả gay go
thật. Chúng tôi biết có Kiến Chúa trong vùng này, cần phải gặp Kiến Chúa. Muốn
gặp nhưng không biết đích xác chỗ nào. Đâu cũng coi chúng tôi là thù mà Kiến
Chúa thì ở trong thành kiên cố, chúng tôi không biết tìm đến chỗ nào được. Tôi
bàn cố thủ đây, còn Trũi thì vượt vòng vây ra ngoài tìm về vùng cỏ may gọi các
bạn Chuồn Chuồn. Các bạn Chuồn Chuồn đến đây sẽ giúp chúng ta được nhiều: tải lương,
đưa tin, đi liên lạc. Chuồn Chuồn sẽ bay đi tìm gọi Kiến Chúa. Chuồn Chuồn vốn
tháo vát. Các loài Chuồn Chuồn suốt đời kiếm ăn nơi đầu sông cuối bãi, những
tay Chuồn Chuồn giang hồ ấy mà mở hết tốc lực phi cơ thì phải biết.
Nửa đêm. Trũi lẻn được ra ngoài.
Trong khi ấy, vòng vây càng ngày
càng thắt chặt thêm. Vì Kiến đã tin cho Kiến Chúa rằng bọn ngỗ nghịch chúng tôi
ở đâu đến reo rắc sự phá hoại. Kiến Chúa tức giận ra xem, thấy đúng hào lũy đồn
ải tan hoang như lời báo. Kiến Chúa ra lệnh cho cả vùng vây hãm cho kỳ đến
chúng tôi chết đói hay phải bỏ chạy đi mới thôi. Bất cứ kẻ nào, cả đến những
tay bọ hung sừng sỏ, lỡ chân lạc vào tổ kiến, thường đều có đi không có về, nếu
không cũng sợ chết khiếp suốt đời.
Sự hiểu lầm tai hại, càng tai hại.
Chẳng bao lâu, Trũi đã trở lại,
kìa!
Trũi báo tin các bạn sắp đến. Chúng
tôi sẽ có cứu viện. Chúng tôi vẫn tin tưởng. Nhưng sao chưa thấy vân mòng! Mà
vòng vây kiến thì mỗi lúc một chật ních thêm. Kiến ở đâu kéo về đông đặc đen sẫm
như dòng sông mật quấn quanh trước mặt sau lưng chúng tôi. Ôi! Chẳng nhẽ chịu
chết ở đất này?
Bạn đọc yêu quý! Có một biến đổi -
tôi hay nói biến đổi quá, nhưng thật có một biến đổi, tôi không biết nói thế
nào khác. Xin để tập sách xuống đó, lặng nghe tôi kể cho một chuyện khác. Thoạt
nghe bạn sẽ cho tôi là dài lời, nhưng kỳ tình câu chuyện có quan hệ đến cái cảnh
đương gay go như lửa cháy này.
Có năm cô bé học trò, tên là cô
Mai, cô Điển, cô Mến và hai cô nữa, không nhớ tên. Cũng như bọn các cậu Nhớn, cậu
Bé, cậu Thịnh ngày trước ấy mà, bạn lúc để chỏm thì nhều lắm, ai nhớ hết tên được.
Các cô đi học, ngày chủ nhật được nghỉ thì đi chơi. Năm cô học trò đi chơi, có
năm cô học trò đi chơi.
Các cô học trò đi chơi đôi khi khác
kiểu các cậu học trò. Cũng chơi ngày chủ nhật nhưng các cô rủ nhau vừa đi chơi
vừa kiếm củi. Củi sưởi trong mùa đông tới, củi thổi cơm. Một cô nói thêm: hái
hoa. Mùa này, bao nhiêu là hoa. Đến đỗi trên đầu cây chua me đất bé bỏng và gày
gùa cũng đội cái mũ hoa tim tím cơ mà. Vậy thì chúng ta đi chơi, kiếm củi và
hái hoa.
Các cô bước qua nhịp cầu bắc bằng
hai cây tre ngang lạch nước sang trái đồi bên này. Trái đồi bên ấy đương bay
nhiều Bướm Vàng, Bướm Trắng, phấp phới lẫn với hoa hồng bụi đỏ rực và hoa tầm
xuân hồng nhạt. cả bọn vừa hát vừa cười, nhảy chân sáo lên đồi. Góc đồi đó là
nơi bọn tôi và kiến đương giã nhau túi bụi mấy hôm nay.
Nghe tiếng động lạ, ngẩng lên thấy
những bàn chân người đương thoăn thoắt tới. Đối với chúng tôi thì những bàn
chân ấy ví như một trận mưa đá, toàn đá tảng, những hòn đá tảng to thật to choảng
tôi. Không làm thế nào chống được, phải nhanh chân không thì chết mất ngáp!
Tôi hô lớn:
- Anh em ơi! Chạy đi!
Bọn tôi nhất tề bay giạt vào nấp
trong bụi cỏ ấu.
Các cô vừa tới, vô ý, đương nghếch
mắt và với tay rón rén hái hoa tầm xuân. Thế là bàn chân loay hoay rồi giẫm vào
tổ kiến. Kiến vốn cục tính, như chúng ta đã biết. Thấy động đến là kháng cự liền,
bất cứ ai. Phải đương cơn va chạm kịch liệt với bọn chúng tôi, thế là kiến cong
đít nhọn hoắt lên, nhè chân các cô bé mà cắn. Cậu Kiến Lửa thì leo lên ngoặp
hai làn răng nanh dữ dội vào bắp chân.
Hai cô giật mình, buông cành hoa tầm
xuân, nhảy choi choi lên kêu, ba cô bạn đăng kia nghe tiếng kêu vội chạy tới. Một
cô nhón chân vào dắt hai cô bạn đương lúng túng ra khỏi đám kiến rồi đưa xuống
suối rửa chân. Nước mát làm nọc kiến dịu đi.
Hai cô nữa, mỗi người cầm một chiếc
nón. Họ tức tốc chạy xuống vục nước suối lên đổ ào ào vào vùng tổ kiến. Những
nón nước xối như trời đổ xuống hàng nghìn cây nước khủng khiếp làm ngập lụt khắp
thế gian. Thành quách, nhà cửa, của cải và dân cư, trong nháy mắt, trôi vèo mất
cả. Chỉ một lát, quang cảnh chỗ đánh nhau ban nãy đã đổi ra khoảng đất trơ trụi,
lênh láng nước. Hàng nghìn hàng vạn kiến bị trôi suối đương ngoi vẫy trong dòng
nước.
Bây giờ là buổi chiều rồi. Các cô
bé học trò đi kiếm củi và hái hoa về từ lâu. Đối với các cô, không có gì đáng
nghĩ, vì mỗi cô đã làm đủ kết quả, vác về một bó củi với những cụm tầm xuân hoa
phơn phớt hồng nhạt xinh. Nhưng ở vùng kiến hôm ấy thì phải nói rằng trận bão lụt
qua từ lâu rồi mà tất cả còn bàng hoàng.
Chập tối, trăng lên, trăng cuối mùa
xuân, sáng trong và dịu dàng lạ lùng. Chúng tôi đứng nép trong bụi cỏ, dưới
chân nước ướt nham nháp. Lúc bị dội nước, nước chỉ ào qua bụi cỏ. Cũng may, nếu
chúng tôi bị trúng những cây nước từ nón dội xuống chắc cũng trôi băng ra suối
rồi.
Trước mặt chúng tôi, một vùng im lặng
ghê rợn. Chúng tôi suy nghĩ đến những khủng hoảng thiên nhiên đầy rẫy quanh
mình. Bỗng đâu Chuồn Chuồn bay đến trong ánh trăng. Đấy là đàn Chuồn Chuồn
Tương bay rất đông, cánh quệt cả vào bóng mặt trăng. Cánh nâu chấm đen. Chuồn
Chuồn Tương cũng yếu và không bao giờ bay đêm, tuy vậy, Chuồn Chuồn nhiều tình
cảm nhất, khi nghe Trũi kể vầ cái khó khăn nguy hiểm chúng tôi gặp phải dọc đường,
Chuồn Chuồn Tương đã bay đi ngay, bay thong thả, nhưng bay luôn và suốt đêm
không nghỉ nên đến sớm nhất. Bọn Chuồn Chuồn Ngô, Chuồn Chuồn Chúa cậy sức khoẻ,
họ cũng đi ngay đấy, nhưng còn nhởn nhơ đâu chưa tới. ( Có khi lạc đường cũng
nên - các cậu láu táu nhanh nhảu đoảng mà! ).
Chuồn Chuồn Tương bay tới trong ánh
trăng, bốn cánh rập rờn, nhịp nhàng, đương bay bỗng quẫy lại, rất nhanh và đẹp
mát. Họ lượn đi lượn lại mấy vòng trên ngọn cỏ ấu tìm chúng tôi.
- Chuồn Chuồn Tương đã tới! Hoan hô
các bạn!
- Các anh ơi!
- Bạn ơi! Hãy bay khắp đồi, các bạn
hãy gọi to lên xem Kiến Chúa ở đâu mau mua ra cho chúng mình hỏi chuyện.
Chuồn Chuồn Tương lại thong thả bay
đi trong tưng làn ánh trăng chảy lênh láng trên mặt lá, sáng đẹp như ban ngày.
Trăng sáng gây cho lòng ta một cảm tưởng dịu dàng và yêu đời - dù đang trong cảnh
đau khổ.
Lát sau Chuồn Chuồn Tương quay trở
lại, nói to:
- Thấy Kiến Chúa rồi.
- Thế sao?
- Kiến Chúa hẹn sáng mai đi gặp.
- Ở đâu?
- Chúng em sẽ dẫn đường.
Sớm hôm sau, Chuồn Chuồn Tương đã rập
rờn bay từ lúc còn tờ mờ. Các bạn trong bọn đã ủy cho tôi làm sứ giả tối quan
trọng hôm đó. Trên trời, Chuồn Chuồn Tương bay tầng trên tầng dưới, liệng cao
liệng thấp, chao cánh vừa múa vừa bay như mừng như giỡn. Tiếng đồn Chuồn Chuồn
Tương hồn nhiên và yêu đời bấy lâu quả không sai!
Tôi ngắt một chiếc lá tre để che nắng
và cũng để giơ cao lên đầu, tỏ dấu hòa bình và tôi bước sâu vào làng xóm kiến.
Phải như mọi khi, có cầm mấy cái lá
tre mang hình ảnh yên lành của lũy tre xanh ngõ xóm thì bọn kiến cục tính kia
cũng có thể lăn xả ra đả ngay. Nhưng sớm nay, đường ngang lối dọc cứ trống
trơn. Trong cảnh trơ trọi ấy, thế mà đã lổm ngổm những anh kiến xây dựng - Kiến
Gió và Kiến Lửa, những tay thợ chăm chỉ và cần mẫn, có anh trôi suối bơi suốt
đêm mới trở về được, mình còn ướt lướt thướt mà đã ra đào lũy mới. Nhẫn nại và
chăm việc quá. Mải miết cắm cúi làm, chẳng anh nào ngó ra. Sự gian khổ và chịu
đựng còn in trên từng cái bóng kiến lủi thủi, đều đều vác đất. Và trông vào
trong các lỗ, kiến còn kéo ra đi dòng dài tưởng không bao giờ ngớt. Kiến có
thói quen đi một hàng, trước sau nghiêm ngặt. Sấm sét mưa gió khủng khiếp tưởng
chết hết đêm qua, nhưng không phải, lúc nào kiến cũng kỷ luật nghiêm.
Và bao giờ kiến cũng có hai thành
trì để ở. Như đã biết lo xa. Một thành trên mặt đất và một ngầm dưới đất, có lỗ
vào hang rất sâu. Bây giờ, trên mặt đất bãi cỏ trống, hàng vạn kiến bị trôi xuống
suối mới tìm về được và hàng vạn kiến trong các lỗ các hang bò ra tấp nập và đắp
thành lũy. Đông đặc, nhưng khác mấy hôm trước, không ai hằm hè, không ai chú ý
tới tôi. Tất cả lặng lẽ đều đặn tha đất, nhỏ bọt đắp lũy.
truyenhoangdung.blogspot.com
CHƯƠNG TRƯỚC
|
CHƯƠNG SAU
|
No comments
Post a Comment