PHONG THẦN DIỄN NGHĨA - CHƯƠNG 16 - HỨA TRỌNG LÂM
PHONG THẦN DIỄN NGHĨA
Tác giả : Hứa Trọng Lâm
Thể loại: Truyện Lịch Sử
Thể loại: Truyện Lịch Sử
Vưu
Hồn, Bí Trọng làm bộ mừng, nói:
-
Hiền hầu bởi có đức lớn, nên phước thọ song toàn. Cha chả, hai tôi vì mê chuyện
vãn nên trễ việc nhà, vậy xin giã từ, chúc hiền hầu vinh qui trị nước.
Hai
người nói rồi lên ngựa trở về dinh, vào thẳng hậu cung yết kiến vua Trụ.
Vua
Trụ hỏi:
-
Cơ Xương có oán trách ta thế nào không?
Vưu
Hồn, Bí Trọng tâu:
-
Cơ Xương chẳng những oán trách mà còn mắng khéo vua, tội ấy không thể tha được.
Trụ
Vương nổi giận hét:
-
Ðồ thất phu, ta đã tha chết cho về nước chẳng biết ơn lại còn ám nhục trẫm. Hai
khanh thuật lại lời nói của nó cho Trẫm nghe.
Vưu
Hồn, Bí Trọng tâu:
-
Cơ Xương nói đã coi quẻ cho Bệ hạ thấy chỉ truyền được một đời nầy thôi. Ðã vậy
Bệ hạ sẽ chết rất thảm thiết.
Trụ
Vương tái mặt vì giận:
-
Sao các ngươi không hỏi thử số nó chết vì nghiệp gì?
Bí
Trọng tâu:
-
Hai tôi có hỏi việc ấy, Cơ Xương nói là số lão đến già mang bệnh chết. Chúng
tôi nghĩ rằng Cơ Xương dùng lời ma mị gạt gẫm mọi người, và dùng quẻ bói để
mắng khéo bệ hạ đó thôi. Thực ra tánh mạng của Cơ Xương hiện ở trong tay Bệ hạ,
Bệ hạ muốn giết lúc nào chẳng được, sao dám bảo chết già.
Trụ
Vương hỏi:
-
Theo ý hai khanh có nên giết Cơ Xương trong lúc nầy chăng?
Vưu
Hồn, Bí Trọng tâu:
-
Cơ Xương dùng quẻ dịch đối thể mị dân, chửi rủa Bệ hạ đã có hai tôi làm chứng
thì đủ bằng cớ để giết Cơ Xương rồi. Xin bệ hạ trừ đi.
Trụ
Vương liền sai đòi Triều Ðiền vào, truyền lệnh theo bắt Cơ Xương về chém. Triều
Ðiền tuân lệnh ra đi.
Lúc
nầy Tây Bá nói lỡ lời, biết thế nào cũng mang họa liền truyền gia tướng chạy
cho mau để lánh nạn. Tây Bá vừa chạy vừa nghĩ:
-
Mình có cái nạn bảy năm, lẽ nào bình yên về nước được?
Ngoảnh
đầu lại, thấy một tướng cỡi ngựa đuổi theo như bay.
Tây
Bá nói:
-
Thôi rồi! Tai nạn đến nơi rồi.
Triều
Ðiền kêu lớn:
-
Tây Bá Hầu, Bệ hạ có lệnh mời Tây Bá Hầu trở lại đã.
Tây
Bá Hầu nói:
-
Tướng quân ơi tôi đã biết trước rồi.
Liền
day lại nói với bọn gia tướng:
-
Chúng bay về thưa với Bá Áp Khảo phải giữ gìn phép nước, thảo thuận với anh em,
trên kính dưới nhường, không nên dời đổi. Ðợi bảy năm ta mãn hạn sẽ vinh qui.
Bọn
gia tướng đều khóc lóc chia tay, còn Tây Bá theo Triều Ðiền trở lại.
Có
thơ rằng:
Trường
đình thù tạc giả quan viên
Quá
chén bầy lời chẳng cữ kiêng
Dũ
Lý bảy năm làm sách Diệc
Ouẻ
linh rành rẽ để lưu truyền
Quân
tuần của Hoàng Phi Hổ thấy Tây Bá bị Triều Ðiền kêu lại lật đật chạy về báo với
Hoàng Phi Hổ.
Hoảng
Phi Hổ thất kinh, nghĩ thầm:
-
Lẽ nào Tây Bá ra đi còn trở lại đây. Có khi hai thằng nịnh kiếrn chuyện cáo
gian hại Tây Bá chăng?
Tức
thì Hoàng Phi Hổ sai Châu Kỷ mời các quan nhóm họp trước điện.
Các
quan văn võ vừa tựu đến thì Tây Bá cũng vừa vào. Hoàng Phi Hổ hỏi Tây Bá:
-
Hiền Hầu đã về nước, sao còn lưu lại đây?
Tây
Bá nói:
-
Không biết việc gì mà có lệnh Bệ hạ đòi trở lại.
Triều
Ðiền sau khi bắt Tây Bá lại rồi lập tức vào hậu cung tâu với vua Trụ. Vua Trụ
giận nói:
-
Hãy dẫn nó vào đây cho mau!
Tây
Bá được nội thị dẫn vào quì trước long sàn, tâu:
-
Tôi mang ơn bệ hạ tha tội cho về nước, chẳng biết có việc gì bệ hạ chưa cho đi?
Trụ
Vương mắng:
-
Ðồ thất phu! Trẫm đã cho vinh qui sao không biết nhận, lại còn mắng trẫm.
Tây
Bá tâu:
-
Tôi dầu ngu muội thế nào trên cũng biết trời, dưới cũng biết đất, giữa cũng
biết vua, biết có cha sanh, biết có thầy dạy. Trăm đạo ấy tôi đâu có dám lỗi
đạo.
Trụ
Vương nói:
-
Ngươi chớ điêu ngoa chối lỗi, rõ ràng ngươi dùng việc bói toán, lợi dụng việc
thần thánh châm biếm và nhục mạ trẫm lắm lời. Tội ấy không phải gọi là khi quân
sao?
Tây
Bá tâu:
-
Quẻ Tiên thiên do Phục Hy chế ra luận theo Bát quái đồ hình, bói việc dữ lành
trong thiên hạ. Tôi học theo phép ấy suy ra các việc, đâu dám đặt điều châm
biếm ai. Xin Bệ hạ chớ nghi oan.
Vưa
Trụ nói:
-
Ngươi thử bói một quẻ xem việc nước và vận mệnh thế nào?
-
Việc ấy tôi đã coi quẻ rồi, thấy không tốt, nên tôi có nói với Bí Trọng, Vưu
Hồn. Tôi chỉ nói không tốt mà thôi, không hề phạm đến Bệ hạ.
Vua
Trụ đứng dậy nói lớn:
-
Ngươi chê ta chết một cách thảm thiết, còn ngươi thì lại chết già, như vậy
không phải là nhục mạ ta sao? Ngươi quả là đứa lừa đảo, muốn làm cho lòng dân
loạn động. Ta sẽ làm cho quẻ của ngươi ứng không linh, để thiên hạ khỏi tin lời
nói nhảm của ngươi nữa.
Dứt
lời, truyền đao phủ quân đem Tây Bá ra chém tức thì.
Bỗng
nghe ngoài cửa có tiếng nói lớn:
-
Không nên chém Cơ Xương.
Vua
Trụ nhìn ra thấy Hoàng Phi Hổ và bảy vị Ðại thần đồng vào đều quì lạy, tâu:
-
Xin Bệ hạ tha cho Cơ Xương về nước, bởi vì quẻ Diệc do Phục Hy đặt ra, không
phải Cơ Xương đặt điều dối gạt đâu. Cơ Xương xem bói nói thẳng tỏ ra người quân
tử, thấy sao nói vậy, không dua mị. Bệ hạ nào chém người ngay?
Trụ
Vương nói:
-
Cơ Xương dựa vào quẻ bói, khi quân, mắng chúa, làm cho lòng dân xao động. Như
thế không đáng tội à?
-
Nếu lời nói thẳng bi vua chém đầu thì có lẽ từ rày về sau hỏi ai còn dám nói
thẳng nữa. Xin bệ hạ xét lại hoàn cảnh khó khăn của Cơ Xương.
Trụ
Vương lắc đầu:
-
Cơ Xương gian trá, dựa vào quẻ để nói xấu trẫm, tội ấy không tha được.
Tỉ
Can tâu:
-
Chúng tôi không phải vì Cơ Xương mà vì đại sự quốc gia. Cơ Xương là người hiền,
có đức hạnh, các chư hầu đều kính phục. Nếu Bệ hạ bảo Cơ Xương bày chuyện bói
mắng vua thì Bệ hạ truyền Cơ Xương bói một quẻ, nếu quẻ đúng là Cơ Xương ngay
thật, còn nếu quẻ không đúng thì Bệ hạ bắt tội Cơ Xương dối vua.
Vua
Trụ thấy nhiều vị Ðại thần can gián, cực chẳng đã nghe lời truyền Cơ Xương bói
thử một quẻ:
-
Trong trào có việc gì sẽ xảy ra gần nhất ngươi thử bói xem?
Cơ
Xương tuân lời rũ quẻ, rồi nói:
-
Xin bệ hạ thỉnh vi thần chủ ra nhà kẻo trưa mai lửa cháy nhà Thái miếu.
Vua
Trụ hỏi:
-
Ngươi đoán chắc giờ nào?
Tây
Bá tâu:
-
Ðúng giờ Ngọ trưa mai lửa bốc cháy.
Vua
Trụ nói:
-
Vậy thì ta giam đỡ ngươi một đêm, đợi đến trưa mai ta sẽ xét xử.
Các quan đồng lui ra ngoài. Tây Bá cũng đi theo, nói:
- Nhờ các ngài tâu xin tôi mới khỏi chết, ơn ấy ngàn ngày
khó quên.
Hoàng Phi Hổ nói:
- Hiền hầu ơi! Chúng tôi còn lo lắng chưa yên. Không biết
ngày mai, may rủi thế nào.
Tây Bá nói:
- Quẻ ứng không thể sai được. Cứ đợi trưa mai sẽ rõ.
Vua Trụ truyền đòi Bí Trọng vào nội cung hỏi:
- Nếu trưa mai lửa cháy nhà Thái miếu thì sao?
Bí Trong nói:
- Bệ hạ truyền cho quan giữ nhà Thái miếu ngàv mai cấm
không được thắp hương, lại phải canh phòng cho cẩn mật, thì lửa đâu mà cháy
được.
Vua Trụ khen phải, truyền lịnh xong xuôi trở vào cung với
Ðắt Kỷ.
Ngày hôm sau, Hoàng Phi Hổ và mấy vị Ðai thần đều nhóm
nhau trước phủ. Ðến giờ Ngọ không thấy lửa cháy, ai nấy đều lo cho Tây Bá hết
thời. Bỗng một tiếng sấm nổ vang trời, quan giữ nhà Thái miếu vội chạy vào báo:
- Tiếng sét vừa rồi làm cho nhà Thái miếu bốc lửa rồi
cháy dữ.
Ai nấy đều thất kinh. Tỉ Can than:
Lửa cháy nhà Thái miếu là điềm chẳng lành.
Sợ cơ nghiệp
Thành Thang không còn.
Các quan đều dẫn quân đến cứu chữa.
Ngọn lửa cất cao ngùn
ngụt.
Khói lửa mù mịt che không thấy mặt trời.
Lủa dậy rần rần trông lòa con mắt.
Một luồng gió thổi, rèm châu cột ngọc ra tro.
Mấy mảnh tàn bay ngói tan thành đống.
Người sau có thơ:
Quẻ linh Tây Bá lậu hiên cơ
Lửa dậy ngày mai dám định giờ
Sự nghiệp Thành Thang gần hóa bụi
Hưng
vong loáng mắt đám tro mờ
Bấy
giờ Trụ Vương đang ngự tại đền Long Ðức, đang ngóng tin, xảy có quan Phụng Ngự
vào tâu:
-
Quả thật đúng giờ Ngọ, lửa dậy cháy nhà Thái miếu rồi.
Trụ
Vương thất kinh hét:
-
Ta đã truyền canh phòng cẩn thận tại sao còn để lửa cháy?
Quan
Phụng Ngự tâu:
-
Tiếng sét hóa lửa, đốt cháy đền thờ chớ không phải lửa vô ý.
Trụ
Vương toát mồ hôi, ngồi trên long sàng chết điếng. Vưu Hồn le lưỡi, Bí Trọng
lắc đầu, đồng la hoảng:
-
Cơ Xương là ông Thánh sống!
Vua
Trụ tỉnh lại, hỏi:
-
Quẻ linh như vậy, hai khanh nghĩ sao?
Vưu
Hồn, Bí Trọng tâu:
-
Cơ Xương tài tình như vậy, nếu cho về nước ngày sau khó lòng lắm.
Trụ
Vương hỏi:
-
Nhưng giết Cơ Xương không khỏi triều thần dị nghị dân chúng nhôn nhao.
-
Cơ Xương thì phải cầm lại nơi Triều Ca như vậy mới khỏi lo điều dữ.
Trụ
Vương nói:
-
Chỉ có cách đó mới vẹn toàn được. Triều thần không dị nghị, trăm họ không xôn
xao.
Giữa
lúc đó có các vị triều thần kéo vào, quì dưới trướng để tấu trình:
-
Quẻ bói của Cơ Xương rất linh nghiệm, xin Bệ hạ truyền chỉ tha cho Cơ Xương về
nước.
Trụ
Vương nói:
-
Cơ Xương bói hay, trẫm dung cho khỏi chết mà thôi. Nay phải cầm nơi Dũ Lý đợi
yên việc nước sẽ cho về.
Các
quan lạy tạ ơn, đồng ra ngoài ngõ.
Tỉ
Can nói với Tây Bá:
-
Nay chúng tôi xin tội cho hiền hầu, Bệ hạ đã nhận lời, song dạy hiền hầu phải ở
nơi thành Dũ Lý đặng chờ thuở vinh qui, chưa cho về gấp.
Tây
Bá nói:
-
Nay Bệ hạ đã tha tánh mạng, ơn lớn bằng trời, lại đày ở nơi Dũ Lý mà chờ, tôi
mang ơn rất lớn, dâu dám cãi lệnh.
Hoàng
Phi Hổ nói:
-
Hiền hầu rán ở lại đây chừng một tháng, chúng tôi sẽ tìm dịp tâu xin cho hiền
hầu về nước.
Tây
Bá nhắm chỗ vua ngự lạy mấy lạy, cảm ơn các quan triều rồi theo qua Khâm Sai
đến thành Dũ Lý.
Mấy
ông lão ở thành ấy đều mang bầu rượu, quì trước cửa đón rước Tây Bá và nói:
-
Chúng tôi xin chúc mừng vị Thánh. Nay có vị Thánh đến đây chúng tôi còn gì hân
hạnh bằng.
Tiếng
chúc vang trời người xem đông như kiến. Tây Bá vào thành, quan Khâm Sai khen
phục, và từ giã ra về.
Tây
Bá bị cầm chân ở đó chứ không phải tù tội gì, vì vậy vẫn được tự đo đi lại
trong thành. Dân trong thành đều mến đức.
Nhân
lúc thanh thản, Tây Bá dùng Bát quái chế ra 64 quẻ linh, mỗi quẻ chia ra làm 6
hào, thành 84 hào.
Thì
giờ Tây Bá dùng vào việc nghiên cứu, viết sách nên ngày tháng tợ thoi đưa,
không giận hờn, không oán trách ai cả.
Người
sau có thơ tặng:
Tù
túng bảy năm thành Dũ Lý
Ðiểm
trang một tập quẻ thiên tiên
Dạy
đời nuôn việc đều hung kiết
Ðể
tiếng nghìn thu bậc thánh hiền
truyenhoangdung.blogspot.com
No comments
Post a Comment