TRẠNG LỢN - CHƯƠNG 04: TRỜI CÓ HAI NGƯỜI, ĐẤT MỘT NGƯỜI
TRẠNG LỢN
CHƯƠNG 04: TRỜI CÓ HAI NGƯỜI, ĐẤT MỘT NGƯỜI
Tính trạng hay mải chơi. Ở
nhà thầy, khi vắng mặt thầy, hay rủ trẻ làm cờ làm tán, đánh trống rước chiêng
ing ỏi. Một ngày kia đang rước, thầy ở ngoài về biết được. Đứa thì cầm cờ, cầm
quạt, đứa thì vác tàn, vác tán, rước xách ầm ĩ.
Thấy thầy về, đứa nào đứa nầy
đều tái mét mặt mày, sợ hết vía, bỏ hết đồ lại mà chạy. Chỉ còn Trạng vẫn đứng
trơ ra đấy. Thầy bắt vào, hỏi Trạng:
- Sao các trò dám đùa nghịch
như vậy hả?
Trạng nói tỉnh bơ:
- Thưa thầy, chúng con đang tập
lễ nghi.
Thầy nghe thấy vậy, bật cười
mà tha cho.
Lại một hôm nữa thầy đi chơi,
giao Trạng giữ nhà. Có một ông khách đến chơi, vào đến sân, hỏi:
- Thầy đồ có nhà hay đi vắng
rồi?
Trạng ở trong nói vọng ra:
- Thầy đi vắng. Chỉ có Trạng ở
nhà thôi! Mời ông!
Ông khách dòm vào, chỉ thấy
có một đứa bé ngồi đấy, không thấy ai nữa, mới ngạc nhiên hỏi:
- Trạng đâu?
Trạng đáp ngay rằng:
- Trạng đây chứu Trạng đâu!
Nói chưa dứt lời, thầy đồ vừa
về, ông khách đem kể lại. Thầy đồ từ sau cái vụ “ Thánh nằm chỏng gọng” không còn
dám khinh thường thằng bé, vội bảo bạn:
- Thưa, nó là con nhà hàng thịt
đấy ạ! Ồ! Ai ngờ đất sỏi lại có chạch vàng. Nói thời ra dáng thông minh, học thời
mọt chữ bẻ đôi không biết, nhưng được cái ứng đối rất linh lợi.
Ông khách không tin, bắt bẻ:
- Con nhà hàng thịt lợn mà
dám ví với chạch vàng, ông cứ quá lời. Chỉ giỏi làm lòng với đánh tiết canh thì
có.
- Không phải. Người ta đều có
tài riêng như hoa mỗi mùi, mỗi vẻ. Trông đứa này mặt mũi khôi ngô, biện bác
linh lợi, sau này chắc lấy tài làm đại quý, không phải kém bậc chúng mình đâu.
Ông khách quay lại nói với cậu
bé, ra ý thăm dò:
- Ồ, Trạng đấy ư? Trạng đã học
đến đâu rồi?
Chung Nhi ung dung trả lời:
- Học đến “trời, đất.”
Khách lại giả vờ ngớ ngần hỏi
tiếp:
- Trời là gì, đất là gì?
Trạng vỗ tay cười ầm lên rằng:
- Thôi ông này không đi học rồi!
Chả biết trời, biết đất là gì? Trời là “thiên”, đất là “ địa” mà cũng không biết,
còn ra cái mặt gì.
Ông khách giận lắm, nói lấp
liếm chữa ngượng:
- Thằng này trẻ con thật!
- Còn ông thì người lớn! Đã
là người lớn rồi tôi đố ông biết: Trên trời có gì? Dưới đất có gì?
- Trời có trăng sao, đất có
sông núi chứ gì! Vậy cũng hỏi.
Ông nói không phải. Trên trời
có hai người, dưới đất có một người học trò.
- Ai bảo thế?
- Thánh bảo chứ ai bảo ? Ông
chưa học chữ “ thiên”, chữ “địa” à? “ Nhị nhân “ là chữ “ thiên”. “ Sĩ dã” là
chữ “ địa”, chẳng phải thế là gì?
Nguyên chữ “ thiên” tựa như gồm
hai chữ “nhị” và “nhân” nghĩa là hai người; chữ “địa” gồm hai chữ “sĩ” (đúng ra
chữ thổ) và chữ “dã”. Mà chữ “sĩ” là học trò. Quệnh quạng thế nào, Chung Nhi lại
thánh tướng như người đang chiết tự vậy.
Ông khách nghe vậy thì lấy
làm phục, lại hỏi:
- Trên trời có hai người là
những ai? Dưới đất có một người học trò là ai?
- Hai người là ông trời, bà
trời. Một người học trò là tôi chứ là ai.
Ông khách thấy nói vậy, rợn
tóc gáy, than rằng:
No comments
Post a Comment