Ngân Hồ - Kiết Dữ 2 - CHƯƠNG 33 - TRUYỆN LỊCH SỬ

NGÂN HỒ

truyện hoàng dung - truyện lịch sử

Tác giả : Kiết Dữ 2
Thể loại : Kiếm Hiệp, lịch sử
Dịch: lạ

CHƯƠNG 33: KHÔNG DỄ LỪA GẠT THÁI HỌC SINH


Quách tiên sinh là người rất tốt, lúc bình thường chỉ cần hoàn thành yêu cầu trong việc học thì ông không hề quan tâm đến những khuyết điểm nhỏ.

Mới đầu Thiết Tâm Nguyên còn tưởng rằng khi cầu học vào làm môn hạ Quách tiên sinh, cuộc sống sau này của hắn sẽ trở nên mờ mịt tăm tối.

Kết quả hắn đã sai hoàn toàn.

Vị tiên sinh này quản lý vô cùng chặt lý thuyết và bài tập của học sinh, nhưng không yêu cầu quá cao trong việc giáo dục đạo đức. Cho nên, nếu ai vào học chỗ Quách tiên sinh, chỉ cần chăm chỉ sẽ được ông ta sủng ái.

Thiết Tâm Nguyên cho rằng như vậy không phải là một tiên sinh tốt, nhưng dường như Quách tiên sinh không hề muốn thay đổi.

Hôm nay, Thiết Tâm Nguyên đọc Văn Tâm Điêu Long trong Nguyên Đạo, thiên văn chương này là tác phẩm thời Tiền Đường của Hàn Văn Chính được mọi người biết đến.

Quách tiên sinh không yêu cầu Thiết Tâm Nguyên nắm được điểm tinh túy thiên văn chương này, ông chỉ yêu cầu Thiết Tâm Nguyên nhất định phải thuộc làu phân đoạn "Nhân Ái" trong đó.

Thiết Tâm Nguyên từng hỏi thăm khắp một lượt, mỗi học sinh được yêu cầu đọc thuộc một đoạn văn khác nhau. Sau khi một đứa trẻ bắt đầu biết chữ, ông sẽ chọn cho nó một thiên văn chương để trở thành văn tự lập thân, chỉ cần thuộc làu là được. Dựa theo giải thích của tiên sinh, đến lúc ngươi chết, có người hỏi ngươi văn chương lập thân thì ngươi nhất định phải thao thao bất tuyệt như cháo chảy, phải như thế thì mới xem như văn lập thân đã được ghi tạc trong lòng ngươi.

Lúc ngươi làm việc, bất luận thị phi đúng sai làm sao, đều do nội dung văn lập thân mách bảo ngươi phải lựa chọn như thế nào.

Lời thánh nhân, tựa đấu vàng!

Đến lúc đó, Thiết Tâm Nguyên mới hiểu được, vị Quách tiên sinh này không phải phường túi áo giá cơm. Ông muốn thông qua đại nghĩa huy hoàng ảnh hưởng tương lai học sinh của mình.

Đây là một phương thức giáo học nhẹ nhàng, cũng có thể nói là một biện pháp rất tốt, dù không tính có công nhưng ít nhất sẽ không gây hại.

Có lẽ hắn đúng. Lời nói của thánh nhân, của nhà hiền triết dù sao cũng trọng lượng hơn một lão tiên sinh bảo thủ.

Thiết Tâm Nghĩ thầm nghĩ, đây có lẽ đạo lập thân của Quách tiên sinh.

Phải nói rằng Thiết Tâm Nguyên khá bất mãn với thiên văn chương "Nguyên Đạo" này, ít nhất là không quá đồng ý. Nó quá tuyên dương thánh nhân cùng với tầm quan trọng của tinh hoa xã hội. Hàn Xương Lê cho rằng, nếu như người cổ đại không được thánh nhân dạy bảo thì tổ tiên chúng ta sẽ không có phòng ốc, không có quần áo chống lạnh, không có vũ khí chiến đấu với dã thú, cuối cùng sẽ phơi thây ngoài hoang dã.

Nhưng mà, Thiết Tâm Nguyên biết xã hội phát triển phần nhiều dựa vào sự lao động. Phòng ốc, y phục, vũ khí đều là những thứ sản sinh một cách tự nhiên trong quá trình lao động, không phải do vị thánh nhân nào đột nhiên vỗ đầu nghĩ ra được.

Dĩ nhiên Thiết Tâm Nguyên sẽ không đối nghịch với tiên sinh trên phương diện này. Hắn lựa chọn phương thức đơn giản nhất, viết xong phần giữa thiên văn chương này trong thời gian ngắn nhất, sau đó viết năm thiên đại tự thì được tiên sinh đồng ý cho về trước.

Thủy Châu Nhi đợi ở ngoài cửa lớp vỡ lòng thật lâu đến nỗi muốn gục đầu ngủ, ôm hồ ly ngồi lẩm bẩm những chuyện linh tinh. Thấy Thiết Tâm Nguyên đi ra vội nhảy cỡn lên, nắm chặt tay hắn không buông, thậm chí còn lắc qua lắc lại không ngừng.

- Không có tiền sẽ không được vào học. Hiện tại chúng ta cần phải đi kiếm tiền, chờ chúng ta kiếm được thật nhiều rồi, sẽ cho ngươi vào học đường.

Thủy Châu Nhi nhăn nhó hồi lâu, móc từ trong túi ra một đồng tiền đưa cho Thiết Tâm Nguyên.

Thiết Tâm Nguyên xả nguyên tràng, khiến mặt Thủy Châu Nhi đầy nước mắt:

- Đã nói không cho ngươi lén lút đi xin tiền, sao ngươi không nghe lời.

Thủy Châu Nhi bỗng nhiên nước mắt chảy dài, khóc không thở ra hơi, chỉ chỉ ra cửa nói:

- Vừa có một nương nương mua cho ta bánh hấp..

- Ờ, vậy thì không sao. Chờ một lát ta lấy thêm ít tiền mua Mễ Cao cho ngươi ăn.

- Không muốn ăn Mễ Cao.

Thủy Cao Nhi đang khóc thút thít bỗng nhiên lớn tiếng cự tuyệt.

- Không ăn Mễ Cao thì chút tiền kia cũng không đủ đi học.Chút nữa đến trước cửa Thái Học, ta muốn ngươi khóc thì nhất định phải khóc cho lớn. Ta không muốn bị đám Thái học sinh bắt lại lột quần treo cửa, như vậy ta hết đường kiếm sống đó.

- Tuột của Thủy Châu Nhi nè, Thủy Châu Nhi không sợ.

- Nói nhảm, tiểu hài tử như ngươi ai thèm tuột quần chứ. Nè, bánh Mễ Cao của ngươi, xế chiếu kiếm được tiền chúng ta sẽ ghé nhà Tiểu Hoa ăn mì hoành thánh.

Lúc ngang qua cửa hàng Mễ Cao, Thiết Tâm Nguyên mua một tấm bánh ngọt ba văn tiền nhét vào bàn tay nhỏ nhắn của Thủy Châu Nhi, sau đó dẫn nó tới trước cửa Thái Học.

Lúc này vừa giữa trưa, đúng giờ cơm. Đám đệ tử nghèo không có tiền thì ở trong trường ăn cơm tập thể, dù hơi khó ăn nhưng đảm bảo no bụng.

Sớm nghe nói trong Thái Học có một món được ca tụng, đó là "Bánh bao Thái Học". Thiết Tâm Nguyên từng lừa gạt một tên Thái học sinh để ăn thử, nó là bánh bao nhân thịt dê, mùi tanh xộc vào mũi khó ăn. Có trời mới biết tại sao Hoàng đế lại cho món này thành mỹ vị, đã vậy còn nói dùng thứ kia nuôi sĩ tử, thiệt là… Có điều Thủy Châu Nhi rất thích ăn nó, hồ ly cũng thích.

- Nguyên ca nhi à, ngươi lại tới nữa hả? Cẩn thận lão Trượng Bát lột quần ngươi nữa đó! Lần này có khả năng tỷ tỷ không cho ngươi mượn quần che hàng nữa đâu!

Thiết Tâm Nguyên nhe răng cười trừ với cô nương ở thanh lâu đối diện trường thái học, nhưng phải nói cô nương này thật ra khá tốt. Nếu lần trước không có mấy nàng hỗ trợ thì chỉ e bản thân đã bị mất thể diện toàn tập rồi.

Đám học sinh trước cửa trường Thái học, ai nấy đều vênh váo tự đắc, mắt cao hơn đầu. Không gạt tiền của bọn chúng thì quả thật chả còn lẽ trời nữa rồi.

Nhưng có một vấn đề, đám người đọc sách trong cái thành Đông Kinh này càng ngày càng không dễ lừa chút nào, bọn học sinh đã dần dần bị hắn dạy cho khôn ra, còn đám phu tử lõi đời thì chẳng dại gì mà mắc mưu của hắn.

Lần trước thua bởi thế cửu liên hoàn hắn đã thiếu điều phải ở truồng khiến cho Thiết Tâm Nguyên tức anh ách. Cho nên lần này hắn mới bày ra cái thế cờ tàn này, không tin là bọn họ có thể thắng được.

Cờ tướng khá là xa lạ đối với dân chúng Đại Tống, nhưng luật chỉ khác biệt một chút so với cờ tướng hiện đại mà thôi. Thời này dân gian lưu truyền rất nhiều quy tắc đánh cờ, có thể nói là trăm nhà khoe sắc, tầng lớp sĩ phu đối với thú chơi này cực kỳ say mê.

Giới sĩ lâm thà một đêm không ngủ còn hơn là một ngày không đánh cờ.

Thiết Tâm Nguyên chọn chính là luật cờ ‘hạ thế bất hoàn’ giống như đời sau. Loại cờ cũng là loại cờ ba mươi hai con lưu hành đại trà.

Còn về chuyện giống Tư Mã Quang bày chuyện bàng môn tả đạo như ‘Thất Quốc Tượng Hí’ thì sẽ bị bọn sĩ phu xỉ vả đó nha.

Kiếp trước hắn cũng là người mê cờ, tuy đánh cờ không hay mấy nhưng số lượng thế cờ tàn cũng đủ để ứng phó thế cuộc trước mắt.

Tìm một vị trí bắt mắt, hắn đặt bàn cờ gỗ ở đó rồi từ từ sắp thế cờ tàn. Xong xuôi Thiết Tâm Nguyên ngồi xếp bằng dưới đất, chờ con mồi mắc câu.

Còn Thủy Châu Nhi cắm một cây cờ, trên đó viết: “Ba ván thắng hai - năm trăm văn tiền.”

Cho nên xung quanh Thiết Tâm Nguyên đang bị bu kín mít, cá cược đối với dân chúng Tống triều cũng chẳng là lạ gì, nhưng hôm nay lại có người dựng cờ khiêu chiến ở trước trường Thái Học, cái này căn bản là muốn chết nha.

Tuy nhiều người là vậy nhưng chẳng có một ai cá cược cả. Thiết Tâm Nguyên hay Thủy Châu Nhi đang cầm cột cờ kia cũng chỉ là mấy đứa nhóc nhỏ xíu. Nếu thắng cũng chả vinh quang gì mà thua thì lại càng thêm mất mặt.

Thái Học sinh yêu cái danh của mình còn hơn mạng, chẳng khi nào chịu vì thắng năm trăm văn mà mất mặt đâu.

- Bất cứ ai phá được thế cờ tàn này sẽ được năm trăm văn tiền thưởng ngay.

- Thằng nhóc lường gạt này, bên đen còn một nước nữa là chiếu bí, bên đỏ thua chắc rồi. Có thằng ngốc mới theo!

Một gã Thái Học sinh nhìn sơ bàn cờ rồi quay sang Thiết Tâm Nguyên khinh bỉ thốt.

Thiết Tâm Nguyên người nhìn gã rồi đáp:

- Ai nói ngươi là ta chấp đen đi trước, ván này ta chấp đỏ đi trước. Sao, có dám cược một ván không?

Tên Thái Học sinh bèn ngửa mặt lên trời cười to tràng, đoạn xoa đầu Thiết Tâm Nguyên đáp:

- Tiểu tử, về nhà chơi đi. Ta nếu thắng ngươi năm trăm văn thì sẽ bị chúng đồng môn chê cười đó!

Nói đoạn hắn giũ tay áo tiêu sái bỏ đi.

Thiết Tâm Nguyên thở dài, nháy mắt với Tiểu Linh Nhi đang đứng đằng xa, Linh Nhi nhanh nhẹn bèn lấy ra một miếng vải rách trong bọc, trên đó viết mấy chữ đậm: Thái Học ngu đần – Ai dám ứng chiến.

Cái biển này vừa trưng ra thì đám Thái Học sinh ở gần đó liền túa ra như ong vỡ tổ, vây lấy xung quanh Thiết Tâm Nguyên mà chửi mắng.

Thiết Tâm Nguyên chẳng biết đã nói mấy lần rằng nếu không phục thì nhào vô chiến, nhưng cả đám Thái Học sinh chẳng tên nào dám xông vào mà chỉ đứng đó mắng chửi Thiết Tâm Nguyên cuồng vọng mà thôi.

Thiết Tâm Nguyên bị chửi đến nhức đầu, hắn quả thật hận cái nền giáo dục quân tử của Đại Tống rồi. Cái đám Thái Học sinh này sau lưng làm chuyện gì hèn hạ cũng thôi, nhưng trước mặt bàn dân thì đến cái tên hèn hạ nhất cũng chết sống bảo vệ mặt mũi của mình.

Còn có một vài tên hô người tới muốn đuổi Thiết Tâm Nguyên đi. Một vài tên trước kia đã ăn trái đắng của Thiết Tâm Nguyên còn đề nghị người ta lột sạch quần của hắn, khiến hắn chả dám tới trường Thái Học nữa.

Thấy bọn người kia hùng hổ xông tới, Thiết Tâm Nguyên thở dài, tính dẫn Thủy Châu Nhi chuồn đi ngay lập tức.

Bỗng có một người vận thường phục tầm ba mươi mấy tuổi tách đám đông ra, phất tay bảo mọi người im lặng, rồi gõ bàn cờ hỏi:

- Có thật là ngươi chấp đỏ đi trước không?

Thiết Tâm Nguyên vội gật đầu mừng rỡ đáp

- Đúng vậy!

Người này gãi gãi đầu, khó hiểu hỏi:

- Bên đỏ chỉ còn một nước nữa là thua, chẳng lẽ anh bạn nhỏ có biện pháp diệu thủ hồi xuân chăng?

Thiết Tâm Nguyên cười to đáp:

- Nếu như ngài thua thì ngài sẽ mất năm trăm văn đó nha!

Người này phất tay không quan tâm đáp:

- Tiền bạc là chuyện nhỏ. Ta chỉ không hiểu, chẳng lẽ ngươi có biện pháp nào đảo ngược tình thế, làm cho quân đỏ thắng sao?

- Là hòa!

Người này gật gật đầu đáp:

- Nếu như ngươi thật sự đánh cờ theo luật mà có thể đánh thành thế hòa, ta liền nhận thua. Nhưng…

- Nếu như tôi không thể đánh thành hoà, tôi cho ngài năm trăm văn.

Người nọ cười lớn một tiếng rồi đáp:

- Chẳng cần ngươi đưa tiền. Ngươi chắc cũng biết chữ, nếu như ngươi thua thì phạt ngươi chép mười lần Thiên Tự Văn đi.

Thiết Tâm Nguyên gật đầu đáp:

- Một lời đã định!

Vừa đáp liền triển khai thế cờ, chính là hậu pháo bình bốn.

truyenhoangdung.blogspot.com




No comments

Powered by Blogger.