Ngân Hồ - Kiết Dữ 2 - CHƯƠNG 04 - TRUYỆN LỊCH SỬ
NGÂN HỒ
Tác giả : Kiết Dữ 2
Thể loại : Kiếm Hiệp, lịch sử
Dịch: lạ
CHƯƠNG 04: VẬN KHÍ CỦA THIẾT TÂM NGUYÊN (1)
Vương
Nhu Hoa không được như con mình. Lúc này, nàng đang nắm chặt chày gỗ giằng co với
một con hồ ly trắng như tuyết. Nó rất đẹp, toàn thân một màu như được tẩy trắng
mà thành, bốn chân quẫy đạp trong nước lỗ mũi hếch lên cao còn miệng thì nheo
nhéo như tiếng trẻ con khóc.
Như
thường ngày, ắt hẳn Vương Nhu Hoa vô cùng cao hứng khi bắt con hồ ly này, xẻ thịt
lấy lông mang đổi mấy xâu tiền. Nàng từng rất ưng ý một đôi giầy nhưng tiếc là
không đủ tiền mua, Thất ca thì tuyệt đối không bao giờ mua sắm những món đồ xa
xỉ như thế.
Nhưng
hôm nay hoàn cảnh lại hoàn toàn khác, con hồ ly liên tục muốn bơi đến gần bồn tắm.
Vương Nhu Hoa xua đuổi quyết liệt, nhất định không cho bất kỳ một ai hay con gì
nhảy vào bồn tắm cứu sinh của hai mẹ con mình.
Dù
phải vẫy vùng trong nước như con hồ ly vẫn hết sức kiêu ngạo rướn cao đầu, đôi
mắt nhìn chằm chằm Vương Nhu Hoa như trêu tức, không ngừng cố gắng tiến lại gần
để thử thách sức kiên nhẫn của nàng, nhưng tiếc thay hết lần này đến lần khác đều
bị đánh đuổi ra xa.
Cuối
cùng thì Vương Nhu Hoa là người chiến thắng. Hồ ly bị đòn đau ở mũi nên đành bỏ
cuộc, chấp nhận trôi xuôi theo dòng nước. Chỉ là nó vẫn không ngừng ngước đầu
nhìn bồn tắm đầy lưu luyến, giống như muốn nhớ mặt mũi của Vương Nhu Hoa vậy.
Nhớ
tới mấy sự tích về hồ ly được đồn đãi trong thôn, nàng vội vàng kéo vạt áo che
mặt mình, miệng thì lớn tiếng hù dọa đuổi nó đi xa.
Bất
ngờ thay, nàng lại không hề phát hiện ra trong tã lót của con trai thế mà lại
xuất hiện một cái đầu nho nhỏ lộ ra dưới cánh tay mủm mỉm, đang ngước mắt nhìn
mẫu thân dần xa đầy lưu luyến.
Thiết
Tâm Nguyên bực hết cả mình. Mẫu thân bị con hồ ly lớn thu hút nên không hề tâm
đến tình huống sau lưng. Hồ ly lớn nghi binh khiến mẫu thân chú ý, để con hồ ly
nhóc toàn thân ướt nhẹp này gắng gượng bò vào trong bồn tắm.
Sau
khi tên láu cá xâm nhập được vào bên trong liền trợn mắt nhìn Thiết Tâm Nguyên,
rồi không vô tư chui vào trong tả lót như nhà mình. Khi tìm được một nơi mềm mại
đáng yêu dưới mạn sườn hắn, bèn dụi dụi mắt rồi đặt mông xuống ngủ.
Thiết
Tâm Nguyên nhận ra tiểu tử này đã dùng hết sức để leo vào. Mặc dù bộ lông ướt
nhẹp của nó khiến hắn không được thoải mái, nhưng không biết vì sao hắn lại chấp
nhận sự có mặt của tiểu hồ ly mà không cần lý do gì.
Tiểu
hồ ly đói bụng, lại nghe được mùi sữa trên người Vương Nhu Hoa nên bướng bỉnh
thò đầu ra muốn liếm láp. Điều này dẫn đến sự bất mãn của Thiết Tâm Nguyên.
Hắn
vội vàng ôm chặt nó bằng hai tay nhấn đầu vào trong tã lót, sau đó liền khóc lớn
lên để át tiếng kêu của tiểu hồ ly.Đứa con là tất cả với Vương Nhu Hoa, nên
nàng vội vàng đút sữa cho con, còn mình thì chăm chú quan sát bốn phía, tiếp tục
tìm kiếm một nơi thích hợp để lên bờ sinh sống.
Nàng
không phát hiện ra sữa của mình theo khóe miệng con trai đang chạy xuống một
cái dạ dày réo to vì đói. Nước chảy dần chậm lại, trên mặt nước thậm chí có thể
tìm thấy mấy vạt hoa màu chưa thu hoạch. Lúa mạch thì chìm hẳn trong nước, chỉ
có đậu tương vẫn kiên cường đứng thẳng. Quả đậu lông xù cố gắng mọc trên mặt nước,
khiến Vương Nhu Hoa nhìn thấy hết sức vui mừng.
Cách
đó không xa có một gò đất nhỏ, bên trên toàn là người chen chúc. Không ít người
nhìn thấy mẫu tử Vương Như Hoa liền quát to, thậm chí có mấy hán tử lao vào
trong nước, dự định kéo hai người vào trong gò đất.
Vương
Nhu Hoa mất thấy bèn không nói không rằng khua chày gỗ bơi ra xa. Thân là người
Đông Kinh ở Đại Tống, nhìn đám người quần áo lam lũ, nàng liền nhận ra ngay
chúng là đám lưu dân ăn xin. Nếu có Thất ca ở đây thì hiển nhiên không cần sợ
chúng, nhưng hiện giờ quả phụ cô nhi lỡ lạc vào tay chúng thì hậu quả hết sức
đáng sợ.
Trong
thành, có rất nhiều câu chuyện đáng sợ đồn đãi về đám người này. Trong đó kinh
khủng nhất là về đám lưu dân sống nơi cống ngầm thành Đông Kinh. Bọn chúng bắt
phụ nữ và trẻ con vào trong cống, nữ nhân thì bặt vô âm tín, trẻ con thì chỉ e
đến chín phần mười sẽ thành tàn phế, hình dạng thì quái dị, y phục thì rách rưới
để ăn xin trong kinh thành.
Đám
hán tử trông thấy Vương Nhu Hoa đã chạy xa thì hết sức tức giận chửi ầm lên. Dù
đã an toàn nhưng nàng vẫn thấy lồng ngực run rẩy, tim đập thình thịch. May là
Thất ca đã kể cho mình nghe chuyện ác của đám người này... Hộ tịch cả nhà đều
được cất giữ trong đống tã lót, đều nhờ Thất ca nhét vào trong lúc khẩn yếu nhất.
Thiên tai lớn như vậy thì chỉ có người Đông Kinh bản địa mới được quan phủ trợ
giúp. Còn về phần đám lưu dân kia thì đều là kẻ làm biếng, không ở nguyên quán
trồng trọt mà lại chạy tới nơi này gây họa.
Sau
khi kiểm tra, thấy hộ tịch vẫn được bảo quan tốt, Vương Nhu Hoa liền muốn trút
nỗi bực tức, nhổ một bãi nước bọt về phía đám người kia. Trong suy nghĩ của
nàng, người không chịu chăm chỉ làm việc là những kẻ vô dụng, phế vật lười biếng
nhác thây.
Cúi
đầu nhìn thấy con yêu đang ngủ, khuôn mặt nhỏ nhắn hồng hào, Vương Nhu Hoa nhoẻn
cười áp trán vào má con. Với nàng, chỉ cần con trai mình còn thì cuộc sống của
vẫn còn hi vọng.
Nhóc
tì này lại hết sức hiểu chuyện, chỉ cần cho hắn ăn no thì sẽ không hề quấy
khóc. Thậm chí lúc muốn tè hay đi bĩnh thì sẽ khóc thét lên cầu cứu mẫu thân.
Xong hết thảy thì hắn lại vô cùng an tĩnh.
Đôi
tròng mắt của con trai tròn xoe sáng rỡ, nhìn kỹ sẽ thấy chúng ánh lên màu lam
nhạt mờ mờ, tựa như hai viên bảo thạch màu đen, khiến nàng gần như không thể dời
mắt, chỉ muốn nhìn mãi.
Dù
Vương Nhu Hoa chưa từng thấy bảo thạch, nhưng điều này không hề cản trở sự tưởng
tượng của nàng.
truyenhoangdung.blogspot.com
No comments
Post a Comment